Trạng thái
Thông tin hữu ích

Lúa giống AP 2010

Đặc điểm nổi bật AP 2010 đề kháng cao với các bệnh: Đạo ôn, lem lép hạt và cháy bìa lá, đồng thời cũng chống chịu tốt với các điều kiện thời tiết.

Lúa giống AP 2010 cho năng suất cao
Lúa giống AP 2010 cho năng suất cao

Ông Phạm Thành Tâm, Phó Trưởng phòng NN-PTNT huyện An Phú cho biết, mới đây ngành NN huyện đã chọn dòng từ giống lúa IR 50404 tốt nhất, tiến hành phục tráng cho ra một giống lúa mới mang tên AP 2010.

Đến nay, giống lúa mới đã chứng tỏ được nhiều ưu điểm và hoàn toàn có thể thay thế giống IR 50404 đang trồng phổ biến. Đặc điểm nổi bật AP 2010 đề kháng cao với các bệnh: Đạo ôn, lem lép hạt và cháy bìa lá, đồng thời cũng chống chịu tốt với các điều kiện thời tiết khác nhau, chất lượng gạo mềm, ngon, không bạc bụng và thời gian sinh trưởng cũng tương đương như loại IR 50404.

Đặc biệt, giống lúa này có thể sinh trưởng tốt trên nhiều loại đất, kết quả ở nhiều vụ cho thấy giống lúa AP 2010 rất thích hợp, năng suất vượt trội hơn IR 50404 từ 1- 3 tấn/ha. Ông Tâm cho biết thêm, giống lúa này nếu được trồng trên vùng đất có độ phèn hoặc độ muối cao, năng suất sẽ cao hơn so với trồng bình thường.

Đặc biệt, các vùng canh tác như Tiền Giang, Sóc Trăng, Hậu Giang, lúa đạt năng xuất cao hơn từ 100-200 kg/1.000m2 so với canh tác ở An Phú....

LHV

Nguồn: http://nongnghiep.vn/lua-giong-ap-2010-post146415.html | NongNghiep.vn

Đặc điểm nổi bật AP 2010 đề kháng cao với các bệnh: Đạo ôn, lem lép hạt và cháy bìa lá, đồng thời cũng chống chịu tốt với các điều kiện thời tiết. ![Lúa giống AP 2010 cho năng suất cao](http://nongnghiep.vn//upload//Article/thanhnb/2015/7/15/498x307_an-giang1-1.jpg) Lúa giống AP 2010 cho năng suất cao Ông Phạm Thành Tâm, Phó Trưởng phòng NN-PTNT huyện An Phú cho biết, mới đây ngành NN huyện đã chọn dòng từ giống lúa IR 50404 tốt nhất, tiến hành phục tráng cho ra một giống lúa mới mang tên AP 2010. Đến nay, giống lúa mới đã chứng tỏ được nhiều ưu điểm và hoàn toàn có thể thay thế giống IR 50404 đang trồng phổ biến. Đặc điểm nổi bật AP 2010 đề kháng cao với các bệnh: Đạo ôn, lem lép hạt và cháy bìa lá, đồng thời cũng chống chịu tốt với các điều kiện thời tiết khác nhau, chất lượng gạo mềm, ngon, không bạc bụng và thời gian sinh trưởng cũng tương đương như loại IR 50404. Đặc biệt, giống lúa này có thể sinh trưởng tốt trên nhiều loại đất, kết quả ở nhiều vụ cho thấy giống lúa AP 2010 rất thích hợp, năng suất vượt trội hơn IR 50404 từ 1- 3 tấn/ha. Ông Tâm cho biết thêm, giống lúa này nếu được trồng trên vùng đất có độ phèn hoặc độ muối cao, năng suất sẽ cao hơn so với trồng bình thường. Đặc biệt, các vùng canh tác như Tiền Giang, Sóc Trăng, Hậu Giang, lúa đạt năng xuất cao hơn từ 100-200 kg/1.000m2 so với canh tác ở An Phú.... LHV Nguồn: http://nongnghiep.vn/lua-giong-ap-2010-post146415.html | NongNghiep.vn
edited Mar 10 '16 lúc 11:28 am

Cánh đồng không thuốc BVTV

Tỉnh An Giang thực hiện cánh đồng 400 ha trồng lúa không sử dụng thuốc trừ sâu, rầy… đã mang lại kết quả cao cho bà con nông dân.

Ông Lực (bìa trái) cùng ông Vinh bên cánh đồng của mình không sử dụng thuốc trừ sâu mà vẫn đảm bảo năng suất cao.
Ông Lực (bìa trái) cùng ông Vinh bên cánh đồng của mình không sử dụng thuốc trừ sâu mà vẫn đảm bảo năng suất cao.

Từ đó giảm bớt gánh nặng đầu vào, mà năng suất không thua so với SX lúa thông thường.

3 tháng không phun

Nghe chuyện làm lúa không sử dụng thuốc trừ sâu, rầy… thật khó tin. Được sự giới thiệu của một người đứng đầu ngành BVTV tỉnh, chúng tôi đến vùng trồng lúa ở xã Vĩnh Lộc, huyện An Phú thấy tin tưởng hoàn toàn.

Đã hơn 11 giờ trưa, được một cán bộ Trạm BVTV huyện An Phú nhiệt tình dẫn đường chúng tôi vượt đò, chạy xe gần 5 km trên con đê ngoằn ngoèo mới đến cánh đồng 400 ha canh tác lúa không thuốc trừ sâu của hơn 100 hộ nông dân. Nhà sàn nằm dưới tán cây cổ thụ mát rượi cũng là nơi nông dân nghỉ trưa để chia sẻ kinh nghiệm đồng áng.

Ông Nguyễn Văn Lực ở ấp Vĩnh Hưng, xã Vĩnh Lộc là nông dân đầu tiên cả gan làm lúa không phun thuốc trừ sâu. “Hồi đó, cách đây 10 năm, khi nghe nói về chuyện làm lúa không phun thuốc, các lão nông đều phán một câu xanh rờn, xịt đủ thứ thuốc còn không ăn thua gì, không thuốc trừ sâu có mà húp cháo”, ông Lực nói.

Chỉ sau vài vụ đầu huề vốn (vì chưa có kinh nghiệm), ông Lực được Trạm BVTV huyện mở lớp tập huấn chương trình IPM (quản lý dịch hại tổng hợp). Vụ đầu tiên áp dụng kỹ thuật mới trong canh tác lúa bắt đầu có lãi và ông áp dụng cho đến nay. Đặc biệt, khi giá lúa rớt sâu thì cách làm của ông càng phát huy hiệu quả vì không tốn tiền mua thuốc BVTV nên giảm giá thành ở mức thấp nhất, tăng lợi nhuận.

Ông Lực minh chứng, ngay cả khi lúa rớt dưới 4.200 đ/kg vẫn có lãi. Vụ đông xuân vừa rồi, vì không sử dụng thuốc trừ sâu nên tính ra 1 ha chỉ tốn chi phí hơn 14 triệu đồng, 8 tấn lúa thu hoạch bán được hơn được 34 triệu, sau khi trừ hết chi phí gia đình ông lãi trên 22 triệu.

Canh tác lúa gần ruộng của ông Lực, nông dân Trình Văn Vinh từ hai bàn tay trắng, nhờ thuê 8 công ruộng mà học theo ông Lực để áp dụng KHKT mới trong canh tác lúa như chương trình IPM, “3 giảm 3 tăng” và “1 phải 5 giảm”, không dùng thuốc trừ sâu nhưng vụ nào năng suất lúa cũng cao hơn so với ruộng SX thông thường vài trăm kg/ha.

Ông Vinh kể, khi mới bắt tay vào làm ruộng nghe nói không phun thuốc sâu, rầy... ông chẳng tin, khi thấy ruộng gần bên không dùng thuốc cuối vụ vẫn cho năng suất cao.

"Tôi làm thử 2 công áp dụng theo quy trình không phun thuốc BVTV trong 3 tháng kết quả bất ngờ, ruộng cho năng suất cao hơn từ 20 -3 0 kg lúa/công (công 1.000 m2), chi phí đầu tư lại thấp. Từ kết quả nên các vụ sau tôi chuyển toàn bộ diện tích còn lại áp dụng quy trình canh tác mới, không phun thuốc ở bất cứ giai đoạn nào. Từ năm 2000 đến nay ruộng lúa đều cho năng suất cao, đến nay tôi đã áp dụng toàn bộ 12 ha", ông Vinh nói.

Không sợ lỗ

Trong những năm gần đây, ngày càng có nhiều nông dân làm theo cách làm của ông Lực và ông Vinh nhằm tăng hiệu quả, giảm giá thành SX. Ông La Văn Tùng, một trong những nông dân tiên phong “bắt chước” đã chuyển toàn bộ hơn 11 ha sang cách làm không phun thuốc trừ sâu, rầy.

“Nếu sử dụng thuốc trừ sâu, rầy, mỗi ha tốn thêm ít nhất không dưới 4 triệu, cộng thêm vài ba triệu tiền thuê công phun xịt nữa, giá thành SX bị đội lên cao. Vì vậy giá lúa thấp thì không lời nổi. Từ khi bắt chước làm lúa không thuốc trừ sâu rầy, tôi không còn thấp thỏm lo sợ thua lỗ”, ông Tùng phấn khởi cho biết.

Ông Lực chia sẻ: "Trong vụ lúa thời gian canh 3 tháng, sẽ có 3 loại sâu gây hại cho lúa là bọ trĩ, sâu cuốn lá và rầy nâu. Muốn tránh bọ trĩ, cần vệ sinh đồng ruộng thật sạch, san bằng mặt ruộng, xuống giống đồng bộ, tháo nước khô ráo sau sạ và chọn giống xác nhận.

Rầy nâu mỗi vụ có 2-3 đợt xuất hiện, để phòng tránh hiệu quả cần theo dõi thường xuyên rầy vào bẫy nhiều hay ít. Tháo nước trên ruộng để rầy con bám vào gốc lúa gần ở phần mặt đất. Cần theo dõi thường xuyên, thấy rầy chích hút và sinh sản ở phần gốc cách mặt đất khoảng 1-1,5 cm, thân cây lúa chuyển thành màu xám hồng là trứng rầy đang trong giai đoạn sắp nở. Cho nước vào ngập khoảng nửa cây lúa, ngâm từ 3-5 ngày sẽ làm trứng rầy bị thối, sẽ giảm gây hại cho lúa khoảng 75-80%...".

Theo ông Bộ, dự kiến năm tới diện tích tăng lên 800 ha sẽ xây dựng thương hiệu cho sản phẩm lúa không sử dụng thuốc trừ sâu của nông dân tham gia mô hình và mở rộng đến hướng năm 2020 là 2.000 ha. Lập thành vùng và có quy hoạch cụ thể, ký kết đầu tư để nâng cao giá trị sản phẩm; thêm lợi nhuận cho bà con.

Cách làm hiệu quả này đã được nông dân trong và ngoài huyện An Phú đã tìm đến tham quan. Họ được ông hướng dẫn đều thực hiện thành công.

Theo ông Lực, cách làm này không khó, chỉ cần thay đổi một số tập quán cũ như trồng giống lúa nhiễm sâu bệnh, sạ (gieo) dầy, bón phân không cân đối, quản lý nước trên ruộng không đúng…

Phương pháp sử dụng thiên địch

Ông Nguyễn Minh Bửu, Trưởng trạm BVTV huyện An Phú cho biết: Mô hình SX lúa không sử dụng thuốc trừ sâu, rầy ở xã Vĩnh Lộc đang giúp nhiều nông dân hạ giá thành SX lúa, vững vàng trước tình hình giá lúa bấp bênh.

Bước đầu những nông dân này thực hiện mô hình trên cơ sở áp dụng chương trình IPM, “3 giảm 3 tăng” và “1 phải 5 giảm” do ngành nông nghiệp hướng dẫn. Cách làm của nhiều nông dân ở An Phú thực chất là trừ sâu, rầy bằng phương pháp sử dụng thiên địch. Không phun thuốc trừ sâu rầy là để bảo vệ thiên địch có ích. Thiên địch khống chế được dịch hại như sâu cuốn lá, rầy nâu, bọ chỉ, nhện gié… rất hiệu quả.

Trưởng phòng NN-PTNT huyện An Phú, Mai Văn Bộ cho biết: "Huyện đã và đang nhân rộng mô hình làm lúa không sử dụng thuốc trừ sâu rầy. Đến nay đã có trên dưới 100 nông dân trong huyện tham gia với tổng diện tích trên 400 ha. Điều quan trọng là nhiều Cty đã đến đặt hàng những nông dân làm lúa không thuốc trừ sâu. Lúa SX theo cách này cũng đang có giá nhỉnh hơn lúa khác từ 50 - 100 đ/kg. Nghĩa là lúa sạch đang có đầu ra tốt"...

LÊ HOÀNG VŨ.

Nguồn: http://nongnghiep.vn/canh-dong-khong-thuoc-bvtv-post146399.html | NongNghiep.vn

## Cánh đồng không thuốc BVTV Tỉnh An Giang thực hiện cánh đồng 400 ha trồng lúa không sử dụng thuốc trừ sâu, rầy… đã mang lại kết quả cao cho bà con nông dân. ![Ông Lực (bìa trái) cùng ông Vinh bên cánh đồng của mình không sử dụng thuốc trừ sâu mà vẫn đảm bảo năng suất cao.](http://nongnghiep.vn//upload//Article/thanhnb/2015/7/15/an-giang-1.jpg) Ông Lực (bìa trái) cùng ông Vinh bên cánh đồng của mình không sử dụng thuốc trừ sâu mà vẫn đảm bảo năng suất cao. Từ đó giảm bớt gánh nặng đầu vào, mà năng suất không thua so với SX lúa thông thường. ### 3 tháng không phun Nghe chuyện làm lúa không sử dụng thuốc trừ sâu, rầy… thật khó tin. Được sự giới thiệu của một người đứng đầu ngành BVTV tỉnh, chúng tôi đến vùng trồng lúa ở xã Vĩnh Lộc, huyện An Phú thấy tin tưởng hoàn toàn. Đã hơn 11 giờ trưa, được một cán bộ Trạm BVTV huyện An Phú nhiệt tình dẫn đường chúng tôi vượt đò, chạy xe gần 5 km trên con đê ngoằn ngoèo mới đến cánh đồng 400 ha canh tác lúa không thuốc trừ sâu của hơn 100 hộ nông dân. Nhà sàn nằm dưới tán cây cổ thụ mát rượi cũng là nơi nông dân nghỉ trưa để chia sẻ kinh nghiệm đồng áng. Ông Nguyễn Văn Lực ở ấp Vĩnh Hưng, xã Vĩnh Lộc là nông dân đầu tiên cả gan làm lúa không phun thuốc trừ sâu. “Hồi đó, cách đây 10 năm, khi nghe nói về chuyện làm lúa không phun thuốc, các lão nông đều phán một câu xanh rờn, xịt đủ thứ thuốc còn không ăn thua gì, không thuốc trừ sâu có mà húp cháo”, ông Lực nói. Chỉ sau vài vụ đầu huề vốn (vì chưa có kinh nghiệm), ông Lực được Trạm BVTV huyện mở lớp tập huấn chương trình IPM (quản lý dịch hại tổng hợp). Vụ đầu tiên áp dụng kỹ thuật mới trong canh tác lúa bắt đầu có lãi và ông áp dụng cho đến nay. Đặc biệt, khi giá lúa rớt sâu thì cách làm của ông càng phát huy hiệu quả vì không tốn tiền mua thuốc BVTV nên giảm giá thành ở mức thấp nhất, tăng lợi nhuận. Ông Lực minh chứng, ngay cả khi lúa rớt dưới 4.200 đ/kg vẫn có lãi. Vụ đông xuân vừa rồi, vì không sử dụng thuốc trừ sâu nên tính ra 1 ha chỉ tốn chi phí hơn 14 triệu đồng, 8 tấn lúa thu hoạch bán được hơn được 34 triệu, sau khi trừ hết chi phí gia đình ông lãi trên 22 triệu. Canh tác lúa gần ruộng của ông Lực, nông dân Trình Văn Vinh từ hai bàn tay trắng, nhờ thuê 8 công ruộng mà học theo ông Lực để áp dụng KHKT mới trong canh tác lúa như chương trình IPM, “3 giảm 3 tăng” và “1 phải 5 giảm”, không dùng thuốc trừ sâu nhưng vụ nào năng suất lúa cũng cao hơn so với ruộng SX thông thường vài trăm kg/ha. Ông Vinh kể, khi mới bắt tay vào làm ruộng nghe nói không phun thuốc sâu, rầy... ông chẳng tin, khi thấy ruộng gần bên không dùng thuốc cuối vụ vẫn cho năng suất cao. "Tôi làm thử 2 công áp dụng theo quy trình không phun thuốc BVTV trong 3 tháng kết quả bất ngờ, ruộng cho năng suất cao hơn từ 20 -3 0 kg lúa/công (công 1.000 m2), chi phí đầu tư lại thấp. Từ kết quả nên các vụ sau tôi chuyển toàn bộ diện tích còn lại áp dụng quy trình canh tác mới, không phun thuốc ở bất cứ giai đoạn nào. Từ năm 2000 đến nay ruộng lúa đều cho năng suất cao, đến nay tôi đã áp dụng toàn bộ 12 ha", ông Vinh nói. ### Không sợ lỗ Trong những năm gần đây, ngày càng có nhiều nông dân làm theo cách làm của ông Lực và ông Vinh nhằm tăng hiệu quả, giảm giá thành SX. Ông La Văn Tùng, một trong những nông dân tiên phong “bắt chước” đã chuyển toàn bộ hơn 11 ha sang cách làm không phun thuốc trừ sâu, rầy. “Nếu sử dụng thuốc trừ sâu, rầy, mỗi ha tốn thêm ít nhất không dưới 4 triệu, cộng thêm vài ba triệu tiền thuê công phun xịt nữa, giá thành SX bị đội lên cao. Vì vậy giá lúa thấp thì không lời nổi. Từ khi bắt chước làm lúa không thuốc trừ sâu rầy, tôi không còn thấp thỏm lo sợ thua lỗ”, ông Tùng phấn khởi cho biết. Ông Lực chia sẻ: "Trong vụ lúa thời gian canh 3 tháng, sẽ có 3 loại sâu gây hại cho lúa là bọ trĩ, sâu cuốn lá và rầy nâu. Muốn tránh bọ trĩ, cần vệ sinh đồng ruộng thật sạch, san bằng mặt ruộng, xuống giống đồng bộ, tháo nước khô ráo sau sạ và chọn giống xác nhận. Rầy nâu mỗi vụ có 2-3 đợt xuất hiện, để phòng tránh hiệu quả cần theo dõi thường xuyên rầy vào bẫy nhiều hay ít. Tháo nước trên ruộng để rầy con bám vào gốc lúa gần ở phần mặt đất. Cần theo dõi thường xuyên, thấy rầy chích hút và sinh sản ở phần gốc cách mặt đất khoảng 1-1,5 cm, thân cây lúa chuyển thành màu xám hồng là trứng rầy đang trong giai đoạn sắp nở. Cho nước vào ngập khoảng nửa cây lúa, ngâm từ 3-5 ngày sẽ làm trứng rầy bị thối, sẽ giảm gây hại cho lúa khoảng 75-80%...". > Theo ông Bộ, dự kiến năm tới diện tích tăng lên 800 ha sẽ xây dựng thương hiệu cho sản phẩm lúa không sử dụng thuốc trừ sâu của nông dân tham gia mô hình và mở rộng đến hướng năm 2020 là 2.000 ha. Lập thành vùng và có quy hoạch cụ thể, ký kết đầu tư để nâng cao giá trị sản phẩm; thêm lợi nhuận cho bà con. Cách làm hiệu quả này đã được nông dân trong và ngoài huyện An Phú đã tìm đến tham quan. Họ được ông hướng dẫn đều thực hiện thành công. Theo ông Lực, cách làm này không khó, chỉ cần thay đổi một số tập quán cũ như trồng giống lúa nhiễm sâu bệnh, sạ (gieo) dầy, bón phân không cân đối, quản lý nước trên ruộng không đúng… ### Phương pháp sử dụng thiên địch Ông Nguyễn Minh Bửu, Trưởng trạm BVTV huyện An Phú cho biết: Mô hình SX lúa không sử dụng thuốc trừ sâu, rầy ở xã Vĩnh Lộc đang giúp nhiều nông dân hạ giá thành SX lúa, vững vàng trước tình hình giá lúa bấp bênh. Bước đầu những nông dân này thực hiện mô hình trên cơ sở áp dụng chương trình IPM, “3 giảm 3 tăng” và “1 phải 5 giảm” do ngành nông nghiệp hướng dẫn. Cách làm của nhiều nông dân ở An Phú thực chất là trừ sâu, rầy bằng phương pháp sử dụng thiên địch. Không phun thuốc trừ sâu rầy là để bảo vệ thiên địch có ích. Thiên địch khống chế được dịch hại như sâu cuốn lá, rầy nâu, bọ chỉ, nhện gié… rất hiệu quả. Trưởng phòng NN-PTNT huyện An Phú, Mai Văn Bộ cho biết: "Huyện đã và đang nhân rộng mô hình làm lúa không sử dụng thuốc trừ sâu rầy. Đến nay đã có trên dưới 100 nông dân trong huyện tham gia với tổng diện tích trên 400 ha. Điều quan trọng là nhiều Cty đã đến đặt hàng những nông dân làm lúa không thuốc trừ sâu. Lúa SX theo cách này cũng đang có giá nhỉnh hơn lúa khác từ 50 - 100 đ/kg. Nghĩa là lúa sạch đang có đầu ra tốt"... LÊ HOÀNG VŨ. Nguồn: http://nongnghiep.vn/canh-dong-khong-thuoc-bvtv-post146399.html | NongNghiep.vn
edited Mar 10 '16 lúc 11:28 am
1.61k
2
2
xem trước trực tiếp
nhập ít nhất 10 ký tự
Cảnh báo: You mentioned %MENTIONS%, but they cannot see this message and will not be notified
Đang lưu...
Đã lưu
Trạng thái
With đã chọn deselect posts xem các bài viết đã chọn
All posts under this topic will be đã xóa ?
Đang còn lưu nháp ... Click để sửa đổi lại
Xóa lưu nháp