Trạng thái
Tin tức về An Phú

Cá linh non đầu vụ giá cao

Hơn tuần nay ở các huyện biên giới An Giang và Đồng Tháp đã xuất hiện cá linh non đầu mùa, đặc sản vùng sông nước miền Tây một năm xuất hiện một lần.

Đánh bắt cá linh non ở An Giang.
Đánh bắt cá linh non ở An Giang.

Chính vì vậy giá cá linh non đầu vụ rất cao khoảng 150.000 – 200.000đ/kg (bán tại các chợ xã biên giới). Còn tại nhà hàng lớn như Long Xuyên (An Giang), Mỹ Trà (Đồng Tháp), Hoa Sứ (TP. Cần Thơ) giá 250.000 -300.000đ/kg, cao hơn năm ngoái. Ông Lê Văn Trạch, ở xã Vĩnh Hội Đông, huyện An Phú (An Giang) có hơn 20 năm làm nghề đánh bắt cá linh non cho biết: Năm nay nước lũ nhỏ và về muộn nên thời điểm này lượng cá linh non vào lưới khá ít, bình quân mỗi ngày kiếm khoảng 4-5 kg đã được xem là trúng lớn. Theo các tiểu tương ở chợ huyện Hồng Ngự (Đồng Tháp): Năm nào cũng vậy cá linh đầu mùa đều khan hiếm. Tuy giá cao nhưng có rất nhiều người tìm mua vì ai cũng muốn thưởng thức loại sản vật này....

LÊ HOÀNG VŨ.
http://nongnghiep.vn/ca-linh-non-dau-vu-gia-cao-post148116.html | NongNghiep.vn

Hơn tuần nay ở các huyện biên giới An Giang và Đồng Tháp đã xuất hiện cá linh non đầu mùa, đặc sản vùng sông nước miền Tây một năm xuất hiện một lần. [Đánh bắt cá linh non ở An Giang.](http://nongnghiep.vn//upload/2015/8/18/15-08-04_nh-dnh-bt-c-linh-non-o-n-ging.jpg) Đánh bắt cá linh non ở An Giang. Chính vì vậy giá cá linh non đầu vụ rất cao khoảng 150.000 – 200.000đ/kg (bán tại các chợ xã biên giới). Còn tại nhà hàng lớn như Long Xuyên (An Giang), Mỹ Trà (Đồng Tháp), Hoa Sứ (TP. Cần Thơ) giá 250.000 -300.000đ/kg, cao hơn năm ngoái. Ông Lê Văn Trạch, ở xã Vĩnh Hội Đông, huyện An Phú (An Giang) có hơn 20 năm làm nghề đánh bắt cá linh non cho biết: Năm nay nước lũ nhỏ và về muộn nên thời điểm này lượng cá linh non vào lưới khá ít, bình quân mỗi ngày kiếm khoảng 4-5 kg đã được xem là trúng lớn. Theo các tiểu tương ở chợ huyện Hồng Ngự (Đồng Tháp): Năm nào cũng vậy cá linh đầu mùa đều khan hiếm. Tuy giá cao nhưng có rất nhiều người tìm mua vì ai cũng muốn thưởng thức loại sản vật này.... LÊ HOÀNG VŨ. http://nongnghiep.vn/ca-linh-non-dau-vu-gia-cao-post148116.html | NongNghiep.vn

Hẩm hiu làng nghề Cồn Cốc

Thứ bảy, 15/08/2015, 17:53 (GMT+7)

Cồn Cốc ở ấp Phước Khánh, xã Phước Hưng, huyện An Phú (An Giang) là làng nghề đan lọp cá linh độc nhất vô nhị ở vùng ĐBSCL hàng chục năm qua. Nhưng giờ đây, nơi này đang “chết” dần bởi tôm cá ngày càng cạn kiệt.

Cồn Cốc mấy chục năm qua là địa chỉ quen thuộc của người dân vùng sông nước miền Tây. Bởi nơi này, mỗi mùa lũ về, ngoài đồng có cá thì những hộ tại đây miệt mài sản xuất hàng chục ngàn cái lọp để cung cấp khắp nơi, thậm chí xuất sang nước bạn Campuchia. Tuy nhiên, vài năm trở lại đây nước lũ về ít, nguồn tôm cá khan hiếm khiến làng đan lọp đứng trước nguy cơ xóa sổ. Ông Nguyễn Văn Tòng cho biết, nếu những năm trước gia đình ông phải làm cả ngày lẫn đêm vài chục ngàn cái lọp để cung ứng ra thị trường, thì năm nay chỉ làm cầm chừng, khoảng 500 cái lọp. Hiện tại chờ lũ về để bán một ít, còn lại tự đi đặt cá linh kiếm sống.

Cồn Cốc ở ấp Phước Khánh, xã Phước Hưng, huyện An Phú (An Giang) là làng nghề đan lọp cá linh độc nhất vô nhị ở vùng ĐBSCL
Người dân không vui bên đống lọp làm ra nhưng khó tiêu thụ.

Theo bà con làng nghề đan lọp ở Cồn Cốc, ban đầu nghề này chỉ được xem như nghề phụ trong lúc nông nhàn, nhưng khi việc sản xuất mang lại hiệu quả thì nhiều hộ coi như nghề chính. Nhờ nghề này, nhiều người dân thoát nghèo, xây được nhà, ổn định cuộc sống. Điều quan trọng giúp nghề đan lọp nơi đây thành công là do người làm có bí quyết riêng. Đặc biệt là sự kết hợp vật liệu tre, dây đan và sự khéo léo của đôi tay người thợ đã tạo ra những chiếc lọp đều, đẹp và chắc chắn… nên được nhiều khách hàng ưa chuộng. Ngày xưa, khi nước lũ dâng cao, xứ này tung ra thị trường gần cả trăm ngàn cái lọp cá linh cho khắp miền Tây. Lúc đó, bà con thu nhập hàng chục triệu đồng/hộ cho mỗi đơn hàng.

Tuy nhiên, nguy cơ làng nghề bị mai một thể hiện rõ hơn khi từ hàng trăm hộ theo nghề trước đây, nay chỉ còn lại chừng chục hộ. Ông Tô Văn Ngang, một trong những hộ đan lọp lâu năm, buồn bã nói: “Thay vì những năm trước, vào thời điểm này nhà nhà làm lọp và tranh nhau làm sớm để có bán. Còn nay làng nghề buồn lắm, rất nhiều người bỏ nghề đi tìm việc khác. Một số người đi xa làm công nhân ở Bình Dương, công việc nhàn hơn, lương cao hơn nên không thích những việc ngày đêm cặm cụi chẻ tre, đan lọp. Bây giờ, chỉ vài người làm cho đỡ nhớ nghề. Mùa nước lũ năm nay mình đành đi đặt lọp bắt cá linh nuôi vợ con vậy. Chứ không thể bỏ nghề được”.

Ông Nguyễn Văn Minh, Chủ tịch UBND xã Phước Hưng cho biết, Cồn Cốc hiện có 120 hộ dân sinh sống. Trước kia nơi này được xem là làng nghề truyền thống độc nhất vô nhị của vùng đồng bằng. Nhà nào cũng làm nghề đan lọp vì mang lại nguồn thu nhập cao. Tuy nhiên, mấy năm qua nước lũ nhỏ, kèm theo đó là tình trạng đánh bắt kiểu tận diệt khiến tôm cá ngày càng khan hiếm. Vì thế đa số người dân đã bỏ nghề, bỏ làng đi nơi khác sinh sống. Hiện số hộ bám trụ với nghề đếm chưa hết đầu ngón tay. Nếu cứ đà này kéo dài, coi như làng nghề sẽ bị xóa sổ.

HẠNH NGUYỄN
http://www.sggp.org.vn/thongtincanuoc/DBCuuLong/2015/8/393062/

## Hẩm hiu làng nghề Cồn Cốc Thứ bảy, 15/08/2015, 17:53 (GMT+7) **Cồn Cốc ở ấp Phước Khánh, xã Phước Hưng, huyện An Phú (An Giang) là làng nghề đan lọp cá linh độc nhất vô nhị ở vùng ĐBSCL hàng chục năm qua. Nhưng giờ đây, nơi này đang “chết” dần bởi tôm cá ngày càng cạn kiệt.** Cồn Cốc mấy chục năm qua là địa chỉ quen thuộc của người dân vùng sông nước miền Tây. Bởi nơi này, mỗi mùa lũ về, ngoài đồng có cá thì những hộ tại đây miệt mài sản xuất hàng chục ngàn cái lọp để cung cấp khắp nơi, thậm chí xuất sang nước bạn Campuchia. Tuy nhiên, vài năm trở lại đây nước lũ về ít, nguồn tôm cá khan hiếm khiến làng đan lọp đứng trước nguy cơ xóa sổ. Ông Nguyễn Văn Tòng cho biết, nếu những năm trước gia đình ông phải làm cả ngày lẫn đêm vài chục ngàn cái lọp để cung ứng ra thị trường, thì năm nay chỉ làm cầm chừng, khoảng 500 cái lọp. Hiện tại chờ lũ về để bán một ít, còn lại tự đi đặt cá linh kiếm sống. [Cồn Cốc ở ấp Phước Khánh, xã Phước Hưng, huyện An Phú (An Giang) là làng nghề đan lọp cá linh độc nhất vô nhị ở vùng ĐBSCL](http://www.sggp.org.vn/dataimages/original/2015/08/images573774_N6c.jpg) Người dân không vui bên đống lọp làm ra nhưng khó tiêu thụ. Theo bà con làng nghề đan lọp ở Cồn Cốc, ban đầu nghề này chỉ được xem như nghề phụ trong lúc nông nhàn, nhưng khi việc sản xuất mang lại hiệu quả thì nhiều hộ coi như nghề chính. Nhờ nghề này, nhiều người dân thoát nghèo, xây được nhà, ổn định cuộc sống. Điều quan trọng giúp nghề đan lọp nơi đây thành công là do người làm có bí quyết riêng. Đặc biệt là sự kết hợp vật liệu tre, dây đan và sự khéo léo của đôi tay người thợ đã tạo ra những chiếc lọp đều, đẹp và chắc chắn… nên được nhiều khách hàng ưa chuộng. Ngày xưa, khi nước lũ dâng cao, xứ này tung ra thị trường gần cả trăm ngàn cái lọp cá linh cho khắp miền Tây. Lúc đó, bà con thu nhập hàng chục triệu đồng/hộ cho mỗi đơn hàng. Tuy nhiên, nguy cơ làng nghề bị mai một thể hiện rõ hơn khi từ hàng trăm hộ theo nghề trước đây, nay chỉ còn lại chừng chục hộ. Ông Tô Văn Ngang, một trong những hộ đan lọp lâu năm, buồn bã nói: “Thay vì những năm trước, vào thời điểm này nhà nhà làm lọp và tranh nhau làm sớm để có bán. Còn nay làng nghề buồn lắm, rất nhiều người bỏ nghề đi tìm việc khác. Một số người đi xa làm công nhân ở Bình Dương, công việc nhàn hơn, lương cao hơn nên không thích những việc ngày đêm cặm cụi chẻ tre, đan lọp. Bây giờ, chỉ vài người làm cho đỡ nhớ nghề. Mùa nước lũ năm nay mình đành đi đặt lọp bắt cá linh nuôi vợ con vậy. Chứ không thể bỏ nghề được”. Ông Nguyễn Văn Minh, Chủ tịch UBND xã Phước Hưng cho biết, Cồn Cốc hiện có 120 hộ dân sinh sống. Trước kia nơi này được xem là làng nghề truyền thống độc nhất vô nhị của vùng đồng bằng. Nhà nào cũng làm nghề đan lọp vì mang lại nguồn thu nhập cao. Tuy nhiên, mấy năm qua nước lũ nhỏ, kèm theo đó là tình trạng đánh bắt kiểu tận diệt khiến tôm cá ngày càng khan hiếm. Vì thế đa số người dân đã bỏ nghề, bỏ làng đi nơi khác sinh sống. Hiện số hộ bám trụ với nghề đếm chưa hết đầu ngón tay. Nếu cứ đà này kéo dài, coi như làng nghề sẽ bị xóa sổ. HẠNH NGUYỄN http://www.sggp.org.vn/thongtincanuoc/DBCuuLong/2015/8/393062/
508
1
1
xem trước trực tiếp
nhập ít nhất 10 ký tự
Cảnh báo: You mentioned %MENTIONS%, but they cannot see this message and will not be notified
Đang lưu...
Đã lưu
Trạng thái
With đã chọn deselect posts xem các bài viết đã chọn
All posts under this topic will be đã xóa ?
Đang còn lưu nháp ... Click để sửa đổi lại
Xóa lưu nháp