Trạng thái
Tin tức về An Phú

Vượt biên giới tìm chữ!

(AGO) - Mỗi ngày, hàng trăm học sinh (HS) Việt kiều từ bên kia biên giới Campuchia vượt sông về quê học tiếng mẹ đẻ. Câu chuyện về thầy và trò ở vùng biên giới huyện An Phú trên hành trình tìm tri thức giống như câu chuyện cổ tích giữa đời thường.

bến đò Khánh An (An Phú) - khu vực giáp ranh với tỉnh Kandal (Campuchia)
Học sinh Việt kiều về quê tìm chữ

Nhọc nhằn tìm chữ

Mới 6 giờ sáng, bến đò Khánh An (An Phú) - khu vực giáp ranh với tỉnh Kandal (Campuchia), đã ngập tràn những chiếc áo trắng thắt khăn quàng đỏ. Hết chuyến này đến chuyến khác chở đầy HS Việt kiều vượt sông về quê học tiếng mẹ đẻ. Đò vừa cập bến, các em lại nhanh chóng đến các điểm trường học trên địa bàn xã biên giới Khánh An, thị trấn Long Bình… cho kịp giờ vào lớp.

Đó là những HS người Việt sống ở Pẹc Chạy (tỉnh Kandal, Campuchia). Hàng ngày, các em trở về quê hương học tiếng mẹ đẻ. Với vóc dáng nhỏ nhắn, khăn quàng đỏ thắm trên vai, em Kim Ng. (HS lớp 4A1, Trường tiểu học “A” Khánh An) không giấu được niềm vui khi cắp sách đến trường: “Bốn năm nay, em theo học ở Trường tiểu học “A” Khánh An. Trước đây, gia đình em cũng ở Khánh An nhưng vì hoàn cảnh khó khăn, nên qua bên kia biên giới tìm kế sinh nhai, rồi vì cuộc sống nên cư ngụ luôn bên đó. Đã 4 năm nay, hàng ngày em đều “vượt biên” từ xã Pẹc Chạy về quê hương tìm chữ. Sau mỗi buổi học, em đều đi đò về nhà chừng 2 cây số. Do là HS nên các chủ đò không lấy tiền, vì thế gia đình em cũng đỡ phần chi phí”.

Điều thuận lợi là năm nay nước lũ nhỏ nên việc đi lại của HS vùng đầu nguồn dễ dàng hơn. Em Lê Văn Bằng (lớp 9A3, Trường THCS Khánh An) kể: Do nhà cách bến đò gần 4km nên từ tờ mờ sáng, em tranh thủ ăn cơm, rồi đạp xe cho kịp qua đò. Gia đình có 4 anh em, chỉ riêng Bằng học đến lớp 9. Ở bên Pẹc Chạy, những người cỡ tuổi em đều nghỉ học để đi làm kiếm sống. “Nhà nghèo, phải đi làm mướn mới có đủ tiền xoay sở. Ngoài giờ học, em đi giăng lưới, đặt dớn để kiếm tiền phụ giúp gia đình. Em sẽ cố gắng học lên đại học để sau này có việc làm giúp gia đình đỡ vất vả hơn”.

Nhiều HS Việt kiều ở Pẹc Chạy cho biết, mỗi kỳ nghỉ hè, các em lại tranh thủ đi làm thêm những việc đơn giản, như: Bẻ ớt mướn, lựa rau, cải ở các chợ… để mót tiền lo cho năm học mới. Mùa khô thì đi làm mướn sâu trong nội địa Campuchia; mùa lũ, các em lại lênh đênh trên đồng nước mênh mông giăng câu, thả lưới kiếm sống. Có em vì hoàn cảnh khó khăn mà gia đình buộc phải nghỉ học. Mơ ước nhỏ nhoi trên bước đường tìm con chữ bỗng vụt tắt để nhường chỗ cho bao nhiêu tất bật của cuộc mưu sinh, cơm áo gạo tiền! Thế nên, tỷ lệ bỏ học của HS Việt kiều khá cao.

Cần nhiều hỗ trợ

Trường tiểu học “A” Khánh An là nơi có số HS Việt kiều đông nhất ở huyện biên giới An Phú, với 364 em. Thầy Võ Phúc Đa, Hiệu trưởng nhà trường, cho biết: “Số HS Việt kiều năm nay tăng gần 250% so năm học trước (150/364 em). Hiện, trường có 31 lớp, với 1.055 HS và số HS Việt kiều có mặt ở tất cả các lớp. Mặc dù cơ sở vật chất nhà trường xuống cấp và thiếu thốn nhưng chúng tôi luôn tận dụng để đảm bảo việc giảng dạy hiệu quả nhất. Năm học vừa qua, tỷ lệ lên lớp của trường đạt 98%... Để giúp đỡ HS nghèo, trong đó có HS Việt kiều Campuchia, trường luôn tranh thủ vận động để hỗ trợ các em. Theo đó, mỗi HS Việt kiều có hoàn cảnh khó khăn sẽ được tặng 1 bộ đồng phục đi học trị giá 150.000 đồng. Năm học này, trường sẽ cố gắng kêu gọi để giúp đỡ các em nhiều hơn”…

Là một trong những trường cấp 2 có đông HS Việt kiều theo học, Trường THCS Khánh An năm nay có 145 HS từ bên kia biên giới vượt sông về quê học tiếng mẹ đẻ. Thầy La Văn Bé, Hiệu trưởng nhà trường cho biết: Đến thời điểm này, trường huy động được 700 em ra lớp, trong đó có 145 em đến từ Pẹc Chạy. Trường cũng vừa phối hợp Hội Khuyến học huyện An Phú trao 40 phần quà cho HS Việt kiều. Mỗi phần là 1 bộ đồng phục trị giá 150.000 đồng. Nhà trường sẽ tiếp tục vận động để hỗ trợ các em nhiều hơn.

“Theo Nghị định 74 (thay thế Nghị định 49 của Chính phủ), HS có sổ nghèo, cận nghèo mới được hưởng chính sách miễn, giảm học phí. Đối với HS ở Pẹc Chạy, quy định này không áp dụng được do các em không có sổ hộ khẩu nên nhà trường đã vận động từ các nguồn khác nhau để hỗ trợ cho các em. Một điều lo âu nữa là tỷ lệ bỏ học của HS Việt kiều khá cao vì hoàn cảnh mưu sinh. Do đặc thù biên giới, dù biết hoàn cảnh các em bên đó rất khó khăn nhưng giáo viên ít có điều kiện qua Campuchia, chủ yếu nhờ chính quyền bạn hỗ trợ vận động các em ra lớp. Vì vậy, hiệu quả vẫn chưa cao” - thầy Bé nói.

  • Theo Ban Giám hiệu các trường ở xã biên giới Khánh An, Phú Hữu và thị trấn Long Bình: HS đã chịu khó vượt sông qua biên giới đến trường thì đa phần đều học khá giỏi, hạnh kiểm tốt. Không những thế, các em còn tích cực tham gia các phong trào do trường tổ chức. Do hiểu được điều kiện các em ở Pẹc Chạy không thể ở lại trường vào ban đêm nên các hoạt động phong trào như cắm trại 26-3, mừng ngày Nhà giáo Việt Nam 20-11, vui Trung thu… nhà trường chỉ tổ chức gói gọn trong ngày để các em tiện tham gia.
  • Xã Khánh An (An Phú) giáp xã Pẹc Chạy, huyện Koh Thum, tỉnh Kandal (Campuchia). Xã Pẹc Chạy có khoảng 1.450 hộ, với khoảng 7.500 người Việt đang sinh sống và làm ăn, chiếm trên 70% dân số của xã.

HỮU HUYNH
http://www.baoangiang.com.vn/An-Giang-24-Gio/Thoi-su/Vuot-bien-gioi-tim-chu.html

(AGO) - Mỗi ngày, hàng trăm học sinh (HS) Việt kiều từ bên kia biên giới Campuchia vượt sông về quê học tiếng mẹ đẻ. Câu chuyện về thầy và trò ở vùng biên giới huyện An Phú trên hành trình tìm tri thức giống như câu chuyện cổ tích giữa đời thường. [bến đò Khánh An (An Phú) - khu vực giáp ranh với tỉnh Kandal (Campuchia)](http://www.baoangiang.com.vn/getattachment/dc7f770b-9d56-43cd-9e05-002c1095cac2/T1-1.jpg) Học sinh Việt kiều về quê tìm chữ ### Nhọc nhằn tìm chữ Mới 6 giờ sáng, bến đò Khánh An (An Phú) - khu vực giáp ranh với tỉnh Kandal (Campuchia), đã ngập tràn những chiếc áo trắng thắt khăn quàng đỏ. Hết chuyến này đến chuyến khác chở đầy HS Việt kiều vượt sông về quê học tiếng mẹ đẻ. Đò vừa cập bến, các em lại nhanh chóng đến các điểm trường học trên địa bàn xã biên giới Khánh An, thị trấn Long Bình… cho kịp giờ vào lớp. Đó là những HS người Việt sống ở Pẹc Chạy (tỉnh Kandal, Campuchia). Hàng ngày, các em trở về quê hương học tiếng mẹ đẻ. Với vóc dáng nhỏ nhắn, khăn quàng đỏ thắm trên vai, em Kim Ng. (HS lớp 4A1, Trường tiểu học “A” Khánh An) không giấu được niềm vui khi cắp sách đến trường: “Bốn năm nay, em theo học ở Trường tiểu học “A” Khánh An. Trước đây, gia đình em cũng ở Khánh An nhưng vì hoàn cảnh khó khăn, nên qua bên kia biên giới tìm kế sinh nhai, rồi vì cuộc sống nên cư ngụ luôn bên đó. Đã 4 năm nay, hàng ngày em đều “vượt biên” từ xã Pẹc Chạy về quê hương tìm chữ. Sau mỗi buổi học, em đều đi đò về nhà chừng 2 cây số. Do là HS nên các chủ đò không lấy tiền, vì thế gia đình em cũng đỡ phần chi phí”. Điều thuận lợi là năm nay nước lũ nhỏ nên việc đi lại của HS vùng đầu nguồn dễ dàng hơn. Em Lê Văn Bằng (lớp 9A3, Trường THCS Khánh An) kể: Do nhà cách bến đò gần 4km nên từ tờ mờ sáng, em tranh thủ ăn cơm, rồi đạp xe cho kịp qua đò. Gia đình có 4 anh em, chỉ riêng Bằng học đến lớp 9. Ở bên Pẹc Chạy, những người cỡ tuổi em đều nghỉ học để đi làm kiếm sống. “Nhà nghèo, phải đi làm mướn mới có đủ tiền xoay sở. Ngoài giờ học, em đi giăng lưới, đặt dớn để kiếm tiền phụ giúp gia đình. Em sẽ cố gắng học lên đại học để sau này có việc làm giúp gia đình đỡ vất vả hơn”. Nhiều HS Việt kiều ở Pẹc Chạy cho biết, mỗi kỳ nghỉ hè, các em lại tranh thủ đi làm thêm những việc đơn giản, như: Bẻ ớt mướn, lựa rau, cải ở các chợ… để mót tiền lo cho năm học mới. Mùa khô thì đi làm mướn sâu trong nội địa Campuchia; mùa lũ, các em lại lênh đênh trên đồng nước mênh mông giăng câu, thả lưới kiếm sống. Có em vì hoàn cảnh khó khăn mà gia đình buộc phải nghỉ học. Mơ ước nhỏ nhoi trên bước đường tìm con chữ bỗng vụt tắt để nhường chỗ cho bao nhiêu tất bật của cuộc mưu sinh, cơm áo gạo tiền! Thế nên, tỷ lệ bỏ học của HS Việt kiều khá cao. ###Cần nhiều hỗ trợ Trường tiểu học “A” Khánh An là nơi có số HS Việt kiều đông nhất ở huyện biên giới An Phú, với 364 em. Thầy Võ Phúc Đa, Hiệu trưởng nhà trường, cho biết: “Số HS Việt kiều năm nay tăng gần 250% so năm học trước (150/364 em). Hiện, trường có 31 lớp, với 1.055 HS và số HS Việt kiều có mặt ở tất cả các lớp. Mặc dù cơ sở vật chất nhà trường xuống cấp và thiếu thốn nhưng chúng tôi luôn tận dụng để đảm bảo việc giảng dạy hiệu quả nhất. Năm học vừa qua, tỷ lệ lên lớp của trường đạt 98%... Để giúp đỡ HS nghèo, trong đó có HS Việt kiều Campuchia, trường luôn tranh thủ vận động để hỗ trợ các em. Theo đó, mỗi HS Việt kiều có hoàn cảnh khó khăn sẽ được tặng 1 bộ đồng phục đi học trị giá 150.000 đồng. Năm học này, trường sẽ cố gắng kêu gọi để giúp đỡ các em nhiều hơn”… Là một trong những trường cấp 2 có đông HS Việt kiều theo học, Trường THCS Khánh An năm nay có 145 HS từ bên kia biên giới vượt sông về quê học tiếng mẹ đẻ. Thầy La Văn Bé, Hiệu trưởng nhà trường cho biết: Đến thời điểm này, trường huy động được 700 em ra lớp, trong đó có 145 em đến từ Pẹc Chạy. Trường cũng vừa phối hợp Hội Khuyến học huyện An Phú trao 40 phần quà cho HS Việt kiều. Mỗi phần là 1 bộ đồng phục trị giá 150.000 đồng. Nhà trường sẽ tiếp tục vận động để hỗ trợ các em nhiều hơn. “Theo Nghị định 74 (thay thế Nghị định 49 của Chính phủ), HS có sổ nghèo, cận nghèo mới được hưởng chính sách miễn, giảm học phí. Đối với HS ở Pẹc Chạy, quy định này không áp dụng được do các em không có sổ hộ khẩu nên nhà trường đã vận động từ các nguồn khác nhau để hỗ trợ cho các em. Một điều lo âu nữa là tỷ lệ bỏ học của HS Việt kiều khá cao vì hoàn cảnh mưu sinh. Do đặc thù biên giới, dù biết hoàn cảnh các em bên đó rất khó khăn nhưng giáo viên ít có điều kiện qua Campuchia, chủ yếu nhờ chính quyền bạn hỗ trợ vận động các em ra lớp. Vì vậy, hiệu quả vẫn chưa cao” - thầy Bé nói. >- Theo Ban Giám hiệu các trường ở xã biên giới Khánh An, Phú Hữu và thị trấn Long Bình: HS đã chịu khó vượt sông qua biên giới đến trường thì đa phần đều học khá giỏi, hạnh kiểm tốt. Không những thế, các em còn tích cực tham gia các phong trào do trường tổ chức. Do hiểu được điều kiện các em ở Pẹc Chạy không thể ở lại trường vào ban đêm nên các hoạt động phong trào như cắm trại 26-3, mừng ngày Nhà giáo Việt Nam 20-11, vui Trung thu… nhà trường chỉ tổ chức gói gọn trong ngày để các em tiện tham gia. - Xã Khánh An (An Phú) giáp xã Pẹc Chạy, huyện Koh Thum, tỉnh Kandal (Campuchia). Xã Pẹc Chạy có khoảng 1.450 hộ, với khoảng 7.500 người Việt đang sinh sống và làm ăn, chiếm trên 70% dân số của xã. HỮU HUYNH http://www.baoangiang.com.vn/An-Giang-24-Gio/Thoi-su/Vuot-bien-gioi-tim-chu.html
edited Mar 21 '16 lúc 2:26 pm
293
1
1
xem trước trực tiếp
nhập ít nhất 10 ký tự
Cảnh báo: You mentioned %MENTIONS%, but they cannot see this message and will not be notified
Đang lưu...
Đã lưu
Trạng thái
With đã chọn deselect posts xem các bài viết đã chọn
All posts under this topic will be đã xóa ?
Đang còn lưu nháp ... Click để sửa đổi lại
Xóa lưu nháp