Trạng thái
Chỉ riêng An Phú

Giới thiệu huyện An Phú tỉnh An Giang

Tổng quan

An Phú là một huyện thuộc tỉnh An Giang, nằm ở đỉnh cực Tây Bắc của vùng đồng bằng sông Cửu Long, giáp lãnh thổ Campuchia. Huyện An Phú cũng là nơi tiếp nhận dòng chảy đầu tiên của sông Hậu và sông Châu Đốc từ Campuchia vào Việt Nam.

Vị trí địa lí

  • Phía Đông giáp thị xã Tân Châu
  • Phía Bắc giáp huyện Koh Thom កោះធំ, tỉnh Kandal កណ្ដាល, Campuchia
  • Phía Tây Bắc giáp huyện Angkor Borei អង្គរបុរី (Lò Gò), tỉnh Takeo តាកែវ
  • Phía Tây và Tây Nam giáp huyện Bourei Cholsar បូរីជលសារ, tỉnh Takeo តាកែវ, Campuchia
  • Phía Nam giáp thành phố Châu Đốc

Bản đồ huyện An Phú tỉnh An Giang

Bản đồ huyện An Phú tỉnh An Giang (Số liệu năm 2011 - nguồn Sở Tài nguyên Môi trường tỉnh An Giang)

  • Huyện lỵ: Thị trấn An Phú
  • Vị trí: Phía Bắc thị xã Châu Đốc
  • Diện tích: 226 km² (số liêu 2011)
  • Số xã, thị trấn: 12 xã, 02 Thị trấn
  • Dân số: 179 nghìn (số liêu 2011)
  • Thành phần dân tộc: Kinh, Chăm, Hoa

Video giới thiệu về An Phú:

https://youtube.com/watch?v=k5kF5pXEUp4

Tổng hợp video về An Phú

https://www.youtube.com/playlist?list=PLURhTvsGNSnYwWc3fMcOC6gbEIrDuomR5

Điều kiện tự nhiên

Huyện An Phú có địa thế tạm chia làm 3 phần. Sông Hậu, sông Bình Di và sông Châu Đốc chạy song song tạo nên cù lao An Phú ở giữa. Hai bên là các xã bờ Tây sông Châu Đốc và bờ Đông sông Hậu.

Hầu hết diện tích huyện An Phú đều là đồng bằng, có nhiều nơi bị ngập úng thường xuyên. Đất đai chủ yếu là đất phù sa. Hàng năm, An Phú chịu ảnh hưởng của mùa nước nổi hay nước ngập. Khoảng từ tháng 6 hàng năm, mực nước trên sông Mê Kông dâng cao, mưa nhiều kết hợp với lượng nước tích tụ tại Biển Hồ của Campuchia tràn xuống hạ lưu làm ngập gần như toàn bộ khu vực này. Độ ngập trung bình khoảng 2-3 mét. Thời gian ngập lụt kéo dài khá lâu, thường là khoảng 6 tháng nên có ảnh hưởng rất lớn đến tập quán sinh hoạt và sản xuất của người dân.

Địa thế của An Phú có vai trò quan trọng về chính trị và kinh tế. An Phú án ngữ nơi đầu nguồn của sông Hậu từ Campuchia vào Việt Nam, nằm trên tuyến đường giao thông thủy nối liền các tỉnh miền Tây ven sông Hậu Việt Nam với thủ đô Phnôm Pênh của Campuchia.

An Phú hiện nay đã có hệ thống giao thông đường bộ xuyên suốt từ Châu Đốc lên đến Campuchia, thông qua 2 cầu đường bộ lớn là cầu Cồn Tiên và cầu Long Bình.

Phân cấp hành chính

Bản đồ hành chính huyện An Phú tỉnh An Giang
Bản đồ hành chính huyện An Phú tỉnh An Giang (mở hình trong thẻ khác để xem size lớn)
(Số liệu năm 2011 - nguồn Sở Tài nguyên Môi trường tỉnh An Giang)

  • Thị trấn:
    • An Phú
    • Long Bình
  • Các xã:
  • Bên bờ Đông sông Hậu:
    • Phú Hữu
    • Vĩnh Lộc
    • Vĩnh Hậu
  • Bên bờ Tây sông Hậu:
    • Khánh Bình
    • Khánh An
    • Nhơn Hội
    • Phú Hội
    • Vĩnh Hội Đông
    • Quốc Thái
    • Phước Hưng
    • Đa Phước
  • Cù lao Vĩnh Trường (cù lao Ba):
    • Vĩnh Trường

Trước năm 1975, theo cách phân giới của Mặt trân Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam, An Phú là một bộ phận của tỉnh Long Châu Tiền; sau 1975 thì sáp nhập với huyện Tân Châu thành huyện Phú Châu. Đến năm 1992 thì lại tách ra thành huyện An Phú như hiện nay.

Theo cách phân định hành chính của chính quyền Sài Gòn trước năm 1975, quận An Phú thuộc tỉnh Châu Đốc.

Bản đồ hành chánh quận An Phú tỉnh Châu Đốc 1960-1975
Bản đồ hành chánh quận An Phú tỉnh Châu Đốc 1960-1975 (mở hình trong thẻ khác để xem size lớn)

Lịch sử

Vùng đất An Phú là một trong những nơi xa nhất, điểm dừng chân cuối cùng trên bước đường Nam tiến mở mang lãnh thổ của người Việt về phương Nam.

Thời kỳ xa xưa

Có thể ngày xưa vùng đất An Phú thuộc lãnh thổ các nước Phù Nam, Thủy Chân Lạp, Đế Quốc Angkor, Chân Lạp... Tuy nhiên, khó tìm được tài liệu liên quan tới An Phú giai đoạn này.

Thời kỳ Phong kiến tự chủ (thế kỉ 10-20)

Dựa trên tài liệu của triều đình nhà Nguyễn có thể xác định: An Phú là một phần trong vùng đất Tầm Phong Long (Kompong Luong) mà vua Chân Lạp Nặc Tôn (Nak Ang Ton, Outey II) dâng cho chúa Nguyễn vào năm 1757.

Nhờ điều kiện thuận lợi về canh tác nông nghiệp và giao thông thủy nên người Việt định cư tại đây khá sớm (cùng khoảng thời gian với các vùng khác như Châu Đốc, Tân Châu).

Theo sách Gia Định thành thông chí, năm 1808 vua Gia Long cho lập thành Gia Định, thống quản 5 trấn: Phiên An, Biên Hoà, Định Tường, Vĩnh Thanh và Hà Tiên. Địa bàn tỉnh An Giang xưa nằm trên 2 huyện Vĩnh An và Vĩnh Định, đều thuộc trấn Vĩnh Thanh. Địa bàn An phú thuộc huyện Vĩnh An. Huyện Vĩnh An có 2 tổng là Vĩnh Trinh và Vĩnh Trung.

Năm 1832 Minh Mạng chia trấn Vĩnh Thanh thành An Giang và Vĩnh Long, trong đó An Giang có hai phủ là Tuy Biên và Tân Thành, An Phú thuộc vào phần đất của của phủ Tuy Biên.

Căn cứ theo sách Nghiên cứu địa bạ triều Nguyễn - tỉnh An Giang của Nhà sử học Nguyễn Đình Đầu:

Phủ Tuy Biên có 2 huyện là Đông Xuyên và Tây Xuyên.

  • Huyện Tây Xuyên có 3 tổng Châu Phú, Định Phước, Định Thành. Phần lớn các xã hiện nay của An Phú thuộc tổng Châu Phú (các thôn: Khánh An, Nhơn Hội, Vĩnh Bảo, Vĩnh Hội, Vĩnh Khánh, Vĩnh Phước, Vĩnh Thành, Vĩnh Thạnh, Vĩnh Trường,...).

  • Huyện Đông Xuyên: một số xã còn lại của An Phú ngày nay thuộc tổng An Lương huyện Đông Xuyên (các thôn: Vĩnh Hậu, Vĩnh Lộc,...)

Địa bàn An Phú thuộc hai tổng Châu Phú và An Lương. Những xã có từ "Vĩnh" trong tên gọi là những xã được đặt tên để ghi nhớ việc đào kênh Vĩnh Tế.

Trãi qua nhiều biến cố về hành chính, một số xã vẫn còn giữ nguyên đến ngày nay.

Năm 1841 triều đình nhà Nguyễn bỏ trấn Tây thành, các tướng là Lê Văn Đức,Trương Minh Giảng, Doãn Uẩn kéo quân về trấn thủ Châu Đốc, An Giang có dẫn theo một lượng người Côn man (tức người Chăm) rồi cho định cư dọc theo biên giới bên bờ sông Hậu trong đó có các xã ven biên giới của huyện An Phú ngày nay.

Thời kỳ hiện đại (từ khi Pháp đô hộ)

Năm 1867, sau khi chiếm trọn 6 tỉnh Nam Kỳ, Pháp lập ra 4 khu vực: Sài Gòn, Mỹ Tho, Vĩnh Long, Bassac (Hậu Giang). Trong khu vực Bassac có hạt Châu Đốc. Hạt Châu Đốc gồm 10 tổng. Địa bàn An Phú thuộc hai tổng Châu Phú và An Lương.

Năm 1870 và 1873, Pháp cắt một số làng ven biên giới thuộc tổng An Lương và Châu Phú giao cho Cam-Bốt quản lý (Bắc Nam, Lý Nhơn,...).

Theo nghị định ngày 20-12-1889 của Pháp, bắt đầu sử dụng các danh xưng tỉnh, quận, tổng, xã.

Ngày 03 tháng 11 năm 1904, Hội đồng Thuộc địa Nam Kỳ quyết định thành lập một tổng mới tên An Phú thuộc tỉnh Châu Đốc.

Tổng An Phú thành lập từ 15 làng tách ra từ hai tổng Châu Phú và An Lương, diện tích toàn tổng là 17.071 héc-ta. Các làng gồm: (từ tổng Châu Phú) Khánh An, Khánh Bình, Sabâu, Kacôi, Nhơn Hội, Vĩnh Khánh, Khánh Hội và Kacôki; (từ tổng An Lương) Đồng Đức, Phú Hữu, Vĩnh Lộc, Vĩnh Hậu, Vĩnh Phong, Châu Giang và Phũm-xoài.

Tên gọi An Phú được dùng để gọi cho đơn vị hành chính cấp tổng, quận, huyện có lẽ xuất phát từ giai đoạn này.

Theo tình hình địa chính năm 1917, tỉnh Châu Đốc, gồm các quận Châu Thành, Tân Châu, Tri Ôn (Tri Tôn?), Tịnh Biên. Quận Châu Thành gồm 3 tổng An Lương, An Phú, Châu Phú.

  • Tổng An Phú có 15 xã: Kacoki, Khánh An, Khánh Bình, Nhơn Hội, Phú Hữu, Vĩnh Hậu, Vĩnh Khánh, Vĩnh Lộc, Vĩnh Phong, Châu Giang, Đồng Đức, Kacôi, Khánh Hội, Phũm Xoài, Làng Hậu.
  • Tổng Châu Phú có 12 xã: Châu Phú, Đa Phước, Hà Bao, Mỹ Đức, Phú Hội, Phước Hưng, Vĩnh Hội, Vĩnh Hội Đông, Vĩnh Ngươn, Vĩnh Tế, Vĩnh Trường, Lama.

Năm 1942, Pháp giao làng Bình Di cho Cam Bốt, đổi lại Cam Bốt giao làng Khánh Hòa cho xã Khánh An.

Năm 1945 chính quyền Cách mạng xếp An Phú thuộc vào tỉnh Châu Đốc. Sau đó trải qua nhiều lần thay đổi địa phận hành chính.
Ngày 06-03-1948 đổi An Phú thành huyện Châu Phú B thuộc tỉnh Long Châu Tiền, ngày 27-06-1951 đổi sang thuộc tỉnh Long Châu Sa, tháng 10-1954 thuộc tỉnh Châu Đốc, giữa năm 1957 thuộc tỉnh An Giang, tháng 10-1961 hợp nhất An Phú với Tân Châu thành huyện An Phú-Tân Châu, tháng 2-1972 lại tách ra như cũ, tháng 5-1974 An Phú thuộc tỉnh Long Châu Tiền.

Dưới thời Việt Nam Cộng Hòa, năm 1957 quận An Phú được thành lập, là 1 trong 9 quận của tỉnh An Giang mới hợp nhất.

Quận An Phú gồm 2 tổng, 13 xã là: Nhơn Hội, Phú Hữ, Khánh An, Khánh Bình, Phước Hưng, Phú Hội, Phũm Soài, Vĩnh Hội Đông, Vĩnh Lộc thuộc tổng An Phú; Vĩnh Hậu, Vĩnh Phong, Đa Phước, Vĩnh Tường thuộc tổng Châu Phú. Quận lỵ đặt tại xã Phước Hưng.

Ngày 01-10-1964, tỉnh An Giang tách thành tỉnh Long Xuyên và Châu Đốc.

An Phú là một trong năm quận của tỉnh Châu Đốc. Diện tích khoảng 240,4 km2, dân số khoảng 99.696 nghìn người (nguồn NĐDQG ấn hành 1971).

Diện tích (km2) Dân số
Đa Phước 22 11.656
Khánh An 8,9 13.744
Khánh Bình 9,5 7.788
Nhơn Hội 17,5 10.438
Phú Hội 19,5 6.749
Phú Hữu 59,5 5.832
Phước Hưng 22,2 5.956
Vĩnh hậu 20,8 2.629
Vĩnh Hội Đông 10,5 12.187
Vĩnh Lộc 34,7 6.755
Vĩnh Trường 15,3 9.232

Bản đồ các xã của quận An Phú tỉnh Châu Đốc trước 1975
Bản đồ các xã của quận An Phú tỉnh Châu Đốc trước 1975

Sự hiện diện của quân đội Mỹ

Đặc nhiệm Hoa Kỳ - Special Forces - Green Barets

An Phú nằm ở vị trí án ngữ đầu nguồn sông Hậu, biên giớ Việt Nam và Campuchia. Trong giai đoạn những năm 1960, khi lực lượng quân Cách mạng mở rộng hoạt động qua lại trên biên giới, quân đội Việt Nam cộng hòa (VNCH) được tăng cường ở khu vực này.

An Phú có có 2 căn cứ cách mạng là B1 - Đồng Đức (nay thuộc xã Phú Hữu), B3 - Vạt Lài (nay thuộc xã Khánh Bình); căn cứ B2 có thể là Giồng Trà Dên thuộc xã Tân Thạnh, Tân Châu hoặc khu vực Cả Hàng thuộc Campuchia.

Dọc tuyến biên giới, VNCH bố trí nhiều trại Lực lượng đặc biệt - Trại biệt kích do các chỉ huy người Việt và lính Mũ nồi xanh (Green Barets - Special Forces) Mỹ chỉ huy.
Trại biệt kích biên phòng Dân Nam (Camp Dan Nam, Camp An Phu) đóng tại quận An Phú tỉnh Châu Đốc (nay là huyện đội An Phú) do đại úy Daniel Marvin chỉ huy, hoạt động cùng 7 lính Mỹ khác và nhiều quân nhân người Việt.

Daniel Marvin tham chiến tại An Phú trong khoảng 8 tháng (cuối 1965- giữa 1966) cùng binh lính người Việt, đa số theo đạo Hòa Hảo, để xây dựng "Lực lượng dân phòng Hòa Hảo không chính quy" (CIDG, dân vệ, lực lượng dân sự chiến đấu) hỗ trợ cho việc chống lại lực lượng Cách mạng.

Trong 1 lần Daniel Marvin không chấp hành lệnh của CIA, đi ám sát quốc trưởng Campuchia là Thái tử Sihanouk, CIA tức giận và muốn bịt đầu mối vụ việc nên đã ra lệnh cho Tư lệnh vùng 4 chiến thuật là trung tướng Đặng Văn Quang thủ tiêu toàn bộ quân nhân ở trại lính An Phú (tức trại Dân Nam sau khi đổi tên). Nhưng tướng Quang vốn có quen biết với các chỉ huy VHCH ở An Phú nên cũng không chấp hành lệnh của CIA mà còn ủng hộ cho Marvin.

Trong cuốn sách Expendable Elite – One Soldier’s Journey Into Covert Warfare (tạm dịch: "Biệt đội tinh nhuệ: Hành trình trong cuộc chiến bí mật" ) do chính trung tá Daniel Marvin (chức danh sau khi giải ngũ) viết, xuất bản năm 2003, ông đã tiết lộ nhiều thông tin về hoạt động của mình ở An Phú và vạch trần tội ác của CIA.

MACVSOG (Millitary Assistance Command, Vietnam - Studies and Observation Group - Nhóm nghiên cứu và quan sát thuộc Bộ chỉ huy trợ giúp quân sự Mỹ ở Việt Nam)

Sau khi thất bại với chương trình đào tạo Biệt kích, Dân vệ CIDG,... chính quyền Mỹ tiếp tục triển khai thêm lực lượng Cố vấn Mỹ để xây dựng các trung tâm quân sự chống lại quân Giải phóng.
Sau khi lực lượng lính Mũ nồi xanh của Marvin bị giải tán, một lực lượng Cố vấn Mỹ khác được chuyển đến An Phú để thay thế.

Ông Ronald C. Wood là một thanh niên đi nghĩa vụ quân sự, được bố trí công tác tại An Phú với vị trí nhân viên thông tin điện đàm.
Năm 2011, ông đã xuất bản cuốn hồi ký Vietnam: Remembrances of a Native American Soldier (tạm dịch: Việt Nam qua hồi ức của một người lính Mỹ bản địa). Ông Wood là một người Mỹ bản địa (Indians - Anh-điêng).

Ông có mặt tại An Phú ngay sau khi đội của ông Marvin rời khỏi trại An Phú, từ cuối năm 1966 đến đầu năm 1968.

Chiến tranh biên giới Tây Nam

Tháng 12-1975, sau khi đất nước thống nhất, quận An Phú sáp nhập với quận Tân Châu thành lập huyện Phú Châu thuộc tỉnh An Giang.

Điểm nhấn lịch sử là sự kiện xâm lược của quân diệt chủng Pol Pot vào những năm 1977-1978, do lực lượng dân quân rất ít, chưa kịp xây dựng nên gần như toàn bộ nhân dân tại An Phú đã phải bỏ hết nhà cửa để di tản (tản cư) vào các địa phương ở sâu trong lãnh thổ Việt Nam (chủ yếu là đến các huyện Phú Tân, Chợ Mới...) nên thiệt hại về người không đáng kể. Khi tràn vào đây, mặc dù thời gian chiếm đóng ngắn nhưng quân Khmer Đỏ đã phá hủy gần như toàn bộ nhà cửa, công trình...

Giai đoạn quân tình nguyện Việt Nam chưa kịp đánh bại Khmer Đỏ thì các xã gần biên giới thường xuyên bị pháo kích gây hư hỏng nhiều công trình.

Giai đoạn hòa bình

Ngày 12-01-1984 thành lập thêm xã Quốc Thái (theo tên của 2 chiến sĩ Giải phóng) và thị trấn An Phú.

Ngày 13-11-1991 huyện Phú Châu được tách ta thành hai huyện An Phú và Tân Châu.

Năm 2005 thành lập thêm thị trấn Long Bình trên một phần diện tích ban đầu của các xả Khánh Bình và Khánh An.

Dân cư

Tại An Phú, người Kinh chiếm đa số, bên cạnh đó còn có cộng đồng người Chăm, người Hoa.

Điểm đáng lưu ý là không như hầu hết các địa phương giáp biên giới khác của tỉnh An Giang, tại An Phú không có người Khmer định cư mà chỉ có một số ít sang buôn bán nhỏ.

Kinh tế

Dân cư ở An Phú chủ yếu là nông dân, hầu hết diện tích đều trồng lúa (vùng này là một trong những nơi có đất phù sa tốt của tỉnh) ngoài ra còn nuôi trồng thủy sản nước ngọt. Hàng năm, cả huyện này đều chịu ảnh hưởng của mùa nước nổi, khoảng từ tháng 6 đến tận tháng 12, ngập lụt ruộng đồng là chuyện thường niên ở đây từ xa xưa nên tuy co ảnh hưởng nhưng người dân ở đây đã quen thuộc.

Huyện An phú là địa phương có đường biên giới với Campuchia khá dài và thường có sự đi lại của người dân hai bên.
Ở phía bên kia biên giới, đối diện thị trấn Long Bình là chợ của ấp Chrey Thom ជ្រៃធំ (Cỏ Thum, Cỏ Thơm, Chạy Thum) thuộc huyện Koh Thom កោះធំ, tỉnh Kandal កណ្ដាល, có sòng bạc và mua bán tấp nập. Khi cầu Long Bình - Chrey Thom hoàn thành sẽ giúp gia tăng trao đổi thương mại giữa hai nước.

Tính theo đường bộ thì từ An Phú đi thủ đô Phnom Pênh của Campuchia là đường gần nhất từ Việt Nam đi sang nên tạo điều kiện tốt cho giao thương trong vùng.

Giáo dục

Toàn bộ các xã, thị trấn đều có trường học từ cấp mẫu giáo đến trung học cơ sở, huyện có 4 trường trung học phổ thông là: THPT An Phú, THPT Quốc Thái, THPT An Phú 2 (trước đây là trường bán công), THPT Vĩnh Lộc. Ngoài ra còn có 1 trung tâm giáo dục thường xuyên.

Văn hóa và tôn giáo

Người Kinh

Do điều kiện địa lý, hầu hết nhà cửa xây theo lối nhà sàn nhỏ gọn. Cuộc sống sinh hoạt gắn liền với nông nghiệp. Di tích lịch sử không nhiều, chủ yếu là các chùa, đình làng. Phần đông người dân theo đạo Hòa Hảo, số khác theo đạo Cao Đài, đạo Phật, đạo Bửu Sơn Kỳ Hương... Lễ hội truyền thống không nhiều.

Người Chăm

Cộng đồng người Chăm tại An Phú thuộc vào cộng đồng người Chăm miền Tây và có dân số đông nhất tỉnh An Giang, ước tính đến năm 2007 là khoảng 6.000 người trong tổng số khoảng 12.000 người toàn tỉnh.

Họ chính là con cháu của những nhóm người Chăm mà ngày trước các tướng quân nhà Nguyễn là Lê Văn Đức, Doãn Uẩn, Trương Minh Giảng dẫn về từ Chân Lạp, sau khi nhà Nguyễn cho quân rút khỏi Trấn Tây Thành (Nam Vang), rồi cho định cư dọc theo bên bờ sông Hậu nhằm làm đội tiền trạm bảo vệ biên giới với Chân Lạp[8]. Họ sống tập trung thành từng xóm nhỏ ở các xã đầu nguồn giáp giới Campuchia và hạ nguồn giáp Châu Đốc.

Toàn bộ người dân đều theo đạo Hồi, có các thánh đường Hồi giáo khá lớn tại các xã có đông người Chăm sinh sống. Cuộc sống sinh hoạt mang nét riêng, có các lễ hội mang bản sắc dân tộc rõ rệt. Ngành nghề chủ yếu là nông nghiệp, sản xuất thủ công (nổi tiếng với nghề dệt khăn làm hàng lưu niệm), đánh bắt thủy sản (người Chăm ở đây rất giỏi nghề chài lưới, người Chăm không ăn thịt lợn), một số khác đi buôn bán khắp các nơi ở miền Tây và Thành phố Hồ Chí Minh (người Chăm có tập quán này từ rất lâu).

Trong giai đoạn khó khăn về knh tế cuối thập niên 1980, một lượng người Chăm đã đi sang các nước khác (đặc biệt là Malaysia do có văn háo tương đồng). Người Chăm ở đây cũng có người từng sang hành lễ tại thánh địa Mecca ở Ả rập Xê-út. Có ý kiến nhận xét rằng những xóm Chăm ở đây không khác mấy với các xóm của người Mã Lai ở Malaysia.

Người Hoa

Là con cháu của những thương nhân từng buôn bán trên tuyến đường Nam Vang - Châu Đốc, và một số nơi cư đến. Họ sống chủ yếu tại các chợ, sau nhiều năm định cư đã gần như hòa trộn vào cộng đồng người Kinh.

Hàng năm huyện An Phú thường tổ chức ngày hội văn hóa vào ngày 2 tháng 9 với thuyền hoa diễu hành trên sông. Vào dịp này, phía trước nhà dân thường treo một cây đèn lồng dọc theo hai bên đường kéo dài từ cầu Cồn Tiên giáp thị xã Châu Đốc đến tận thị trấn biên giới Long Bình.

Người nổi tiếng

  • Nghệ sĩ cải lương Bạch Tuyết (xã Prek Chrey thuộc Campuchia, đối diện xã Khánh An).
  • Nghệ sĩ Kiều Oanh (thị trấn An Phú).
  • La Hoàng Đức (xã Vĩnh Hậu) - Chủ tịch Hội Đồng Quản Trị công ty Ngọc Tùng.

Xin chú ý, đừng nhầm lẫn:

  • Chính trị gia: Tạ Thu Thâu quê làng Tân Bình, tổng An Phú, quận thốt Nốt, tỉnh Long Xuyên nay là huyện Lấp Vò, tỉnh Đồng Tháp.

Tham khảo

  • Thất sơn mầu nhiệm-Nguyễn Văn Hầu
  • Nghiên cứu địa bạ triều Nguyễn: tỉnh An Giang-Nguyễn Đình Đầu
  • Daniel Marvin - Expendable Elite - http://www.ExpendableElite.com
  • Ronald C. Wood - Vietnam: Remembrances of a Native American Soldier
  • Wikipedia: http://vi.wikipedia.org/wiki/An_Ph%C3%BA,_An_Giang
  • Procès-verbaux du Conseil colonial : session... / Cochinchine française
  • Annuaire général de l'Indo-Chine française ["puis" de l'Indochine]
## Tổng quan An Phú là một huyện thuộc tỉnh An Giang, nằm ở đỉnh cực Tây Bắc của vùng đồng bằng sông Cửu Long, giáp lãnh thổ Campuchia. Huyện An Phú cũng là nơi tiếp nhận dòng chảy đầu tiên của sông Hậu và sông Châu Đốc từ Campuchia vào Việt Nam. ### Vị trí địa lí - Phía Đông giáp thị xã Tân Châu - Phía Bắc giáp huyện Koh Thom កោះធំ, tỉnh Kandal កណ្ដាល, Campuchia - Phía Tây Bắc giáp huyện Angkor Borei អង្គរបុរី (Lò Gò), tỉnh Takeo តាកែវ - Phía Tây và Tây Nam giáp huyện Bourei Cholsar បូរីជលសារ, tỉnh Takeo តាកែវ, Campuchia - Phía Nam giáp thành phố Châu Đốc ![Bản đồ huyện An Phú tỉnh An Giang](https://i.imgur.com/0YT4KMj.jpg) Bản đồ huyện An Phú tỉnh An Giang (Số liệu năm 2011 - nguồn Sở Tài nguyên Môi trường tỉnh An Giang) - Huyện lỵ: Thị trấn An Phú - Vị trí: Phía Bắc thị xã Châu Đốc - Diện tích: 226 km² (số liêu 2011) - Số xã, thị trấn: 12 xã, 02 Thị trấn - Dân số: 179 nghìn (số liêu 2011) - Thành phần dân tộc: Kinh, Chăm, Hoa Video giới thiệu về An Phú: https://youtube.com/watch?v=k5kF5pXEUp4 **Tổng hợp video về An Phú** https://www.youtube.com/playlist?list=PLURhTvsGNSnYwWc3fMcOC6gbEIrDuomR5 ### Điều kiện tự nhiên Huyện An Phú có địa thế tạm chia làm 3 phần. Sông Hậu, sông Bình Di và sông Châu Đốc chạy song song tạo nên cù lao An Phú ở giữa. Hai bên là các xã bờ Tây sông Châu Đốc và bờ Đông sông Hậu. Hầu hết diện tích huyện An Phú đều là đồng bằng, có nhiều nơi bị ngập úng thường xuyên. Đất đai chủ yếu là đất phù sa. Hàng năm, An Phú chịu ảnh hưởng của mùa nước nổi hay nước ngập. Khoảng từ tháng 6 hàng năm, mực nước trên sông Mê Kông dâng cao, mưa nhiều kết hợp với lượng nước tích tụ tại Biển Hồ của Campuchia tràn xuống hạ lưu làm ngập gần như toàn bộ khu vực này. Độ ngập trung bình khoảng 2-3 mét. Thời gian ngập lụt kéo dài khá lâu, thường là khoảng 6 tháng nên có ảnh hưởng rất lớn đến tập quán sinh hoạt và sản xuất của người dân. Địa thế của An Phú có vai trò quan trọng về chính trị và kinh tế. An Phú án ngữ nơi đầu nguồn của sông Hậu từ Campuchia vào Việt Nam, nằm trên tuyến đường giao thông thủy nối liền các tỉnh miền Tây ven sông Hậu Việt Nam với thủ đô Phnôm Pênh của Campuchia. An Phú hiện nay đã có hệ thống giao thông đường bộ xuyên suốt từ Châu Đốc lên đến Campuchia, thông qua 2 cầu đường bộ lớn là cầu Cồn Tiên và cầu Long Bình. ### Phân cấp hành chính ![Bản đồ hành chính huyện An Phú tỉnh An Giang](http://i.imgur.com/l7yMnWC.jpg) Bản đồ hành chính huyện An Phú tỉnh An Giang (mở hình trong thẻ khác để xem size lớn) (Số liệu năm 2011 - nguồn Sở Tài nguyên Môi trường tỉnh An Giang) - Thị trấn: - An Phú - Long Bình - Các xã: - Bên bờ Đông sông Hậu: - Phú Hữu - Vĩnh Lộc - Vĩnh Hậu - Bên bờ Tây sông Hậu: - Khánh Bình - Khánh An - Nhơn Hội - Phú Hội - Vĩnh Hội Đông - Quốc Thái - Phước Hưng - Đa Phước - Cù lao Vĩnh Trường (cù lao Ba): - Vĩnh Trường Trước năm **1975**, theo cách phân giới của Mặt trân Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam, An Phú là một bộ phận của tỉnh Long Châu Tiền; sau 1975 thì sáp nhập với huyện Tân Châu thành huyện Phú Châu. Đến năm 1992 thì lại tách ra thành huyện An Phú như hiện nay. Theo cách phân định hành chính của chính quyền Sài Gòn trước năm 1975, quận An Phú thuộc tỉnh Châu Đốc. - Xem thêm: [Những hình ảnh về quận An Phú tỉnh Châu Đốc trong các năm 1965-1966](https://nguoianphu.com/topic/24/nhung-hinh-anh-ve-quan-an-phu-tinh-chau-doc-trong-cac-nam-1965-1966) ![Bản đồ hành chánh quận An Phú tỉnh Châu Đốc 1960-1975](http://i.imgur.com/jYauUfG.jpg) Bản đồ hành chánh quận An Phú tỉnh Châu Đốc 1960-1975 (mở hình trong thẻ khác để xem size lớn) ## Lịch sử - Bài chi tiết về [Lịch sử huyện An Phú](https://nguoianphu.com/topic/9/lich-su-huyen-an-phu-tinh-an-giang) Vùng đất An Phú là một trong những nơi xa nhất, điểm dừng chân cuối cùng trên bước đường Nam tiến mở mang lãnh thổ của người Việt về phương Nam. ### Thời kỳ xa xưa Có thể ngày xưa vùng đất An Phú thuộc lãnh thổ các nước Phù Nam, Thủy Chân Lạp, Đế Quốc Angkor, Chân Lạp... Tuy nhiên, khó tìm được tài liệu liên quan tới An Phú giai đoạn này. ### Thời kỳ Phong kiến tự chủ (thế kỉ 10-20) Dựa trên tài liệu của triều đình nhà Nguyễn có thể xác định: An Phú là một phần trong vùng đất [Tầm Phong Long](https://nguoianphu.com/topic/22/dia-danh-tam-phong-long) (Kompong Luong) mà vua Chân Lạp Nặc Tôn (Nak Ang Ton, Outey II) dâng cho chúa Nguyễn vào năm **1757**. Nhờ điều kiện thuận lợi về canh tác nông nghiệp và giao thông thủy nên người Việt định cư tại đây khá sớm (cùng khoảng thời gian với các vùng khác như Châu Đốc, Tân Châu). Theo sách **Gia Định thành thông chí**, năm 1808 vua Gia Long cho lập thành Gia Định, thống quản 5 trấn: Phiên An, Biên Hoà, Định Tường, Vĩnh Thanh và Hà Tiên. Địa bàn tỉnh An Giang xưa nằm trên 2 huyện Vĩnh An và Vĩnh Định, đều thuộc trấn Vĩnh Thanh. Địa bàn An phú thuộc huyện Vĩnh An. Huyện Vĩnh An có 2 tổng là Vĩnh Trinh và Vĩnh Trung. Năm **1832** Minh Mạng chia trấn Vĩnh Thanh thành An Giang và Vĩnh Long, trong đó An Giang có hai phủ là Tuy Biên và Tân Thành, An Phú thuộc vào phần đất của của phủ Tuy Biên. Căn cứ theo sách **Nghiên cứu địa bạ triều Nguyễn - tỉnh An Giang** của Nhà sử học **Nguyễn Đình Đầu**: Phủ Tuy Biên có 2 huyện là Đông Xuyên và Tây Xuyên. - Huyện Tây Xuyên có 3 tổng Châu Phú, Định Phước, Định Thành. Phần lớn các xã hiện nay của An Phú thuộc tổng Châu Phú (các thôn: Khánh An, Nhơn Hội, Vĩnh Bảo, Vĩnh Hội, Vĩnh Khánh, Vĩnh Phước, Vĩnh Thành, Vĩnh Thạnh, Vĩnh Trường,...). - Huyện Đông Xuyên: một số xã còn lại của An Phú ngày nay thuộc tổng An Lương huyện Đông Xuyên (các thôn: Vĩnh Hậu, Vĩnh Lộc,...) Địa bàn An Phú thuộc hai tổng Châu Phú và An Lương. Những xã có từ "Vĩnh" trong tên gọi là những xã được đặt tên để ghi nhớ việc đào kênh Vĩnh Tế. - Xem thêm: [Huyện An Phú trong Địa bạ triều Nguyễn](https://nguoianphu.com/topic/13/huyen-an-phu-trong-dia-ba-trieu-nguyen) Trãi qua nhiều biến cố về hành chính, một số xã vẫn còn giữ nguyên đến ngày nay. Năm **1841** triều đình nhà Nguyễn bỏ trấn Tây thành, các tướng là Lê Văn Đức,Trương Minh Giảng, Doãn Uẩn kéo quân về trấn thủ Châu Đốc, An Giang có dẫn theo một lượng người Côn man (tức người Chăm) rồi cho định cư dọc theo biên giới bên bờ sông Hậu trong đó có các xã ven biên giới của huyện An Phú ngày nay. ### Thời kỳ hiện đại (từ khi Pháp đô hộ) Năm **1867**, sau khi chiếm trọn 6 tỉnh Nam Kỳ, Pháp lập ra 4 khu vực: Sài Gòn, Mỹ Tho, Vĩnh Long, Bassac (Hậu Giang). Trong khu vực Bassac có hạt Châu Đốc. Hạt Châu Đốc gồm 10 tổng. Địa bàn An Phú thuộc hai tổng Châu Phú và An Lương. Năm 1870 và 1873, Pháp cắt một số làng ven biên giới thuộc tổng An Lương và Châu Phú giao cho Cam-Bốt quản lý (Bắc Nam, Lý Nhơn,...). Theo nghị định ngày 20-12-1889 của Pháp, bắt đầu sử dụng các danh xưng tỉnh, quận, tổng, xã. Ngày 03 tháng 11 năm **1904**, Hội đồng Thuộc địa Nam Kỳ quyết định thành lập một tổng mới tên An Phú thuộc tỉnh Châu Đốc. **Tổng An Phú** thành lập từ 15 làng tách ra từ hai tổng Châu Phú và An Lương, diện tích toàn tổng là 17.071 héc-ta. Các làng gồm: (từ tổng Châu Phú) Khánh An, Khánh Bình, Sabâu, Kacôi, Nhơn Hội, Vĩnh Khánh, Khánh Hội và Kacôki; (từ tổng An Lương) Đồng Đức, Phú Hữu, Vĩnh Lộc, Vĩnh Hậu, Vĩnh Phong, Châu Giang và Phũm-xoài. _Tên gọi An Phú được dùng để gọi cho đơn vị hành chính cấp tổng, quận, huyện có lẽ xuất phát từ giai đoạn này._ Theo tình hình địa chính năm **1917**, tỉnh Châu Đốc, gồm các quận Châu Thành, Tân Châu, Tri Ôn (Tri Tôn?), Tịnh Biên. Quận Châu Thành gồm 3 tổng An Lương, An Phú, Châu Phú. - Tổng An Phú có 15 xã: Kacoki, Khánh An, Khánh Bình, Nhơn Hội, Phú Hữu, Vĩnh Hậu, Vĩnh Khánh, Vĩnh Lộc, Vĩnh Phong, Châu Giang, Đồng Đức, Kacôi, Khánh Hội, Phũm Xoài, Làng Hậu. - Tổng Châu Phú có 12 xã: Châu Phú, Đa Phước, Hà Bao, Mỹ Đức, Phú Hội, Phước Hưng, Vĩnh Hội, Vĩnh Hội Đông, Vĩnh Ngươn, Vĩnh Tế, Vĩnh Trường, Lama. Năm 1942, Pháp giao làng Bình Di cho Cam Bốt, đổi lại Cam Bốt giao làng Khánh Hòa cho xã Khánh An. Năm 1945 chính quyền Cách mạng xếp An Phú thuộc vào tỉnh Châu Đốc. Sau đó trải qua nhiều lần thay đổi địa phận hành chính. Ngày 06-03-1948 đổi An Phú thành huyện Châu Phú B thuộc tỉnh Long Châu Tiền, ngày 27-06-1951 đổi sang thuộc tỉnh Long Châu Sa, tháng 10-1954 thuộc tỉnh Châu Đốc, giữa năm 1957 thuộc tỉnh An Giang, tháng 10-1961 hợp nhất An Phú với Tân Châu thành huyện An Phú-Tân Châu, tháng 2-1972 lại tách ra như cũ, tháng 5-1974 An Phú thuộc tỉnh Long Châu Tiền. Dưới thời Việt Nam Cộng Hòa, năm **1957** quận An Phú được thành lập, là 1 trong 9 quận của tỉnh An Giang mới hợp nhất. Quận An Phú gồm 2 tổng, 13 xã là: Nhơn Hội, Phú Hữ, Khánh An, Khánh Bình, Phước Hưng, Phú Hội, Phũm Soài, Vĩnh Hội Đông, Vĩnh Lộc thuộc tổng An Phú; Vĩnh Hậu, Vĩnh Phong, Đa Phước, Vĩnh Tường thuộc tổng Châu Phú. Quận lỵ đặt tại xã Phước Hưng. Ngày 01-10-1964, tỉnh An Giang tách thành tỉnh Long Xuyên và Châu Đốc. An Phú là một trong năm quận của tỉnh Châu Đốc. Diện tích khoảng 240,4 km2, dân số khoảng 99.696 nghìn người (nguồn NĐDQG ấn hành 1971). | Xã | Diện tích (km2) | Dân số |- | Đa Phước | 22 | 11.656 | Khánh An | 8,9 | 13.744 | Khánh Bình | 9,5 | 7.788 | Nhơn Hội | 17,5 | 10.438 | Phú Hội | 19,5 | 6.749 | Phú Hữu | 59,5 | 5.832 | Phước Hưng | 22,2 | 5.956 | Vĩnh hậu | 20,8 | 2.629 | Vĩnh Hội Đông | 10,5 | 12.187 | Vĩnh Lộc | 34,7 | 6.755 | Vĩnh Trường | 15,3 | 9.232 [Bản đồ các xã của quận An Phú tỉnh Châu Đốc trước 1975](https://upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/thumb/2/24/An_Phu_district_Chau_Doc_province.svg/1000px-An_Phu_district_Chau_Doc_province.svg.png) Bản đồ các xã của quận An Phú tỉnh Châu Đốc trước 1975 ### Sự hiện diện của quân đội Mỹ #### Đặc nhiệm Hoa Kỳ - Special Forces - Green Barets An Phú nằm ở vị trí án ngữ đầu nguồn sông Hậu, biên giớ Việt Nam và Campuchia. Trong giai đoạn những năm 1960, khi lực lượng quân Cách mạng mở rộng hoạt động qua lại trên biên giới, quân đội Việt Nam cộng hòa (VNCH) được tăng cường ở khu vực này. An Phú có có 2 căn cứ cách mạng là B1 - Đồng Đức (nay thuộc xã Phú Hữu), B3 - Vạt Lài (nay thuộc xã Khánh Bình); căn cứ B2 có thể là Giồng Trà Dên thuộc xã Tân Thạnh, Tân Châu hoặc khu vực Cả Hàng thuộc Campuchia. Dọc tuyến biên giới, VNCH bố trí nhiều trại Lực lượng đặc biệt - Trại biệt kích do các chỉ huy người Việt và lính Mũ nồi xanh (Green Barets - Special Forces) Mỹ chỉ huy. Trại biệt kích biên phòng Dân Nam (Camp Dan Nam, Camp An Phu) đóng tại quận An Phú tỉnh Châu Đốc (nay là huyện đội An Phú) do đại úy Daniel Marvin chỉ huy, hoạt động cùng 7 lính Mỹ khác và nhiều quân nhân người Việt. Daniel Marvin tham chiến tại An Phú trong khoảng 8 tháng (cuối 1965- giữa 1966) cùng binh lính người Việt, đa số theo đạo Hòa Hảo, để xây dựng "Lực lượng dân phòng Hòa Hảo không chính quy" (CIDG, dân vệ, lực lượng dân sự chiến đấu) hỗ trợ cho việc chống lại lực lượng Cách mạng. Trong 1 lần Daniel Marvin không chấp hành lệnh của CIA, đi ám sát quốc trưởng Campuchia là Thái tử Sihanouk, CIA tức giận và muốn bịt đầu mối vụ việc nên đã ra lệnh cho Tư lệnh vùng 4 chiến thuật là trung tướng Đặng Văn Quang thủ tiêu toàn bộ quân nhân ở trại lính An Phú (tức trại Dân Nam sau khi đổi tên). Nhưng tướng Quang vốn có quen biết với các chỉ huy VHCH ở An Phú nên cũng không chấp hành lệnh của CIA mà còn ủng hộ cho Marvin. Trong cuốn sách [**Expendable Elite – One Soldier’s Journey Into Covert Warfare**](https://nguoianphu.com/topic/10/expendable-elite-biet-doi-tinh-nhue) (tạm dịch: "Biệt đội tinh nhuệ: Hành trình trong cuộc chiến bí mật" ) do chính trung tá Daniel Marvin (chức danh sau khi giải ngũ) viết, xuất bản năm 2003, ông đã tiết lộ nhiều thông tin về hoạt động của mình ở An Phú và vạch trần tội ác của CIA. #### MACVSOG (Millitary Assistance Command, Vietnam - Studies and Observation Group - Nhóm nghiên cứu và quan sát thuộc Bộ chỉ huy trợ giúp quân sự Mỹ ở Việt Nam) Sau khi thất bại với chương trình đào tạo Biệt kích, Dân vệ CIDG,... chính quyền Mỹ tiếp tục triển khai thêm lực lượng Cố vấn Mỹ để xây dựng các trung tâm quân sự chống lại quân Giải phóng. Sau khi lực lượng lính Mũ nồi xanh của Marvin bị giải tán, một lực lượng Cố vấn Mỹ khác được chuyển đến An Phú để thay thế. Ông Ronald C. Wood là một thanh niên đi nghĩa vụ quân sự, được bố trí công tác tại An Phú với vị trí nhân viên thông tin điện đàm. Năm 2011, ông đã xuất bản cuốn hồi ký **Vietnam: Remembrances of a Native American Soldier** (tạm dịch: Việt Nam qua hồi ức của một người lính Mỹ bản địa). Ông Wood là một người Mỹ bản địa (Indians - Anh-điêng). Ông có mặt tại An Phú ngay sau khi đội của ông Marvin rời khỏi trại An Phú, từ cuối năm 1966 đến đầu năm 1968. ### Chiến tranh biên giới Tây Nam - Xem thêm: [Huyện An Phú trong chiến tranh bảo vệ biên giới Tây Nam trước Khmer Đỏ](https://nguoianphu.com/topic/12/huyen-an-phu-trong-chien-tranh-bao-ve-bien-gioi-tay-nam-truoc-khmer-do) Tháng 12-1975, sau khi đất nước thống nhất, quận An Phú sáp nhập với quận Tân Châu thành lập huyện Phú Châu thuộc tỉnh An Giang. Điểm nhấn lịch sử là sự kiện xâm lược của quân diệt chủng Pol Pot vào những năm 1977-1978, do lực lượng dân quân rất ít, chưa kịp xây dựng nên gần như toàn bộ nhân dân tại An Phú đã phải bỏ hết nhà cửa để di tản (tản cư) vào các địa phương ở sâu trong lãnh thổ Việt Nam (chủ yếu là đến các huyện Phú Tân, Chợ Mới...) nên thiệt hại về người không đáng kể. Khi tràn vào đây, mặc dù thời gian chiếm đóng ngắn nhưng quân Khmer Đỏ đã phá hủy gần như toàn bộ nhà cửa, công trình... Giai đoạn quân tình nguyện Việt Nam chưa kịp đánh bại Khmer Đỏ thì các xã gần biên giới thường xuyên bị pháo kích gây hư hỏng nhiều công trình. ### Giai đoạn hòa bình Ngày 12-01-1984 thành lập thêm xã Quốc Thái (theo tên của 2 chiến sĩ Giải phóng) và thị trấn An Phú. Ngày 13-11-1991 huyện Phú Châu được tách ta thành hai huyện An Phú và Tân Châu. Năm 2005 thành lập thêm thị trấn Long Bình trên một phần diện tích ban đầu của các xả Khánh Bình và Khánh An. ### Dân cư Tại An Phú, người Kinh chiếm đa số, bên cạnh đó còn có cộng đồng người Chăm, người Hoa. Điểm đáng lưu ý là không như hầu hết các địa phương giáp biên giới khác của tỉnh An Giang, tại An Phú không có người Khmer định cư mà chỉ có một số ít sang buôn bán nhỏ. ### Kinh tế Dân cư ở An Phú chủ yếu là nông dân, hầu hết diện tích đều trồng lúa (vùng này là một trong những nơi có đất phù sa tốt của tỉnh) ngoài ra còn nuôi trồng thủy sản nước ngọt. Hàng năm, cả huyện này đều chịu ảnh hưởng của mùa nước nổi, khoảng từ tháng 6 đến tận tháng 12, ngập lụt ruộng đồng là chuyện thường niên ở đây từ xa xưa nên tuy co ảnh hưởng nhưng người dân ở đây đã quen thuộc. Huyện An phú là địa phương có đường biên giới với Campuchia khá dài và thường có sự đi lại của người dân hai bên. Ở phía bên kia biên giới, đối diện thị trấn Long Bình là chợ của ấp Chrey Thom ជ្រៃធំ (Cỏ Thum, Cỏ Thơm, Chạy Thum) thuộc huyện Koh Thom កោះធំ, tỉnh Kandal កណ្ដាល, có sòng bạc và mua bán tấp nập. Khi cầu Long Bình - Chrey Thom hoàn thành sẽ giúp gia tăng trao đổi thương mại giữa hai nước. Tính theo đường bộ thì từ An Phú đi thủ đô Phnom Pênh của Campuchia là đường gần nhất từ Việt Nam đi sang nên tạo điều kiện tốt cho giao thương trong vùng. ### Giáo dục Toàn bộ các xã, thị trấn đều có trường học từ cấp mẫu giáo đến trung học cơ sở, huyện có 4 trường trung học phổ thông là: THPT An Phú, THPT Quốc Thái, THPT An Phú 2 (trước đây là trường bán công), THPT Vĩnh Lộc. Ngoài ra còn có 1 trung tâm giáo dục thường xuyên. ### Văn hóa và tôn giáo #### Người Kinh Do điều kiện địa lý, hầu hết nhà cửa xây theo lối nhà sàn nhỏ gọn. Cuộc sống sinh hoạt gắn liền với nông nghiệp. Di tích lịch sử không nhiều, chủ yếu là các chùa, đình làng. Phần đông người dân theo đạo Hòa Hảo, số khác theo đạo Cao Đài, đạo Phật, đạo Bửu Sơn Kỳ Hương... Lễ hội truyền thống không nhiều. #### Người Chăm Cộng đồng người Chăm tại An Phú thuộc vào cộng đồng người Chăm miền Tây và có dân số đông nhất tỉnh An Giang, ước tính đến năm 2007 là khoảng 6.000 người trong tổng số khoảng 12.000 người toàn tỉnh. Họ chính là con cháu của những nhóm người Chăm mà ngày trước các tướng quân nhà Nguyễn là Lê Văn Đức, Doãn Uẩn, Trương Minh Giảng dẫn về từ Chân Lạp, sau khi nhà Nguyễn cho quân rút khỏi Trấn Tây Thành (Nam Vang), rồi cho định cư dọc theo bên bờ sông Hậu nhằm làm đội tiền trạm bảo vệ biên giới với Chân Lạp[8]. Họ sống tập trung thành từng xóm nhỏ ở các xã đầu nguồn giáp giới Campuchia và hạ nguồn giáp Châu Đốc. Toàn bộ người dân đều theo đạo Hồi, có các thánh đường Hồi giáo khá lớn tại các xã có đông người Chăm sinh sống. Cuộc sống sinh hoạt mang nét riêng, có các lễ hội mang bản sắc dân tộc rõ rệt. Ngành nghề chủ yếu là nông nghiệp, sản xuất thủ công (nổi tiếng với nghề dệt khăn làm hàng lưu niệm), đánh bắt thủy sản (người Chăm ở đây rất giỏi nghề chài lưới, người Chăm không ăn thịt lợn), một số khác đi buôn bán khắp các nơi ở miền Tây và Thành phố Hồ Chí Minh (người Chăm có tập quán này từ rất lâu). Trong giai đoạn khó khăn về knh tế cuối thập niên 1980, một lượng người Chăm đã đi sang các nước khác (đặc biệt là Malaysia do có văn háo tương đồng). Người Chăm ở đây cũng có người từng sang hành lễ tại thánh địa Mecca ở Ả rập Xê-út. Có ý kiến nhận xét rằng những xóm Chăm ở đây không khác mấy với các xóm của người Mã Lai ở Malaysia. #### Người Hoa Là con cháu của những thương nhân từng buôn bán trên tuyến đường Nam Vang - Châu Đốc, và một số nơi cư đến. Họ sống chủ yếu tại các chợ, sau nhiều năm định cư đã gần như hòa trộn vào cộng đồng người Kinh. Hàng năm huyện An Phú thường tổ chức ngày hội văn hóa vào ngày 2 tháng 9 với thuyền hoa diễu hành trên sông. Vào dịp này, phía trước nhà dân thường treo một cây đèn lồng dọc theo hai bên đường kéo dài từ cầu Cồn Tiên giáp thị xã Châu Đốc đến tận thị trấn biên giới Long Bình. ### Người nổi tiếng - Nghệ sĩ cải lương Bạch Tuyết (xã Prek Chrey thuộc Campuchia, đối diện xã Khánh An). - Nghệ sĩ Kiều Oanh (thị trấn An Phú). - La Hoàng Đức (xã Vĩnh Hậu) - Chủ tịch Hội Đồng Quản Trị công ty Ngọc Tùng. #### Xin chú ý, đừng nhầm lẫn: - Chính trị gia: Tạ Thu Thâu quê làng Tân Bình, tổng An Phú, quận thốt Nốt, tỉnh Long Xuyên nay là huyện Lấp Vò, tỉnh Đồng Tháp. ** Tham khảo** - Thất sơn mầu nhiệm-Nguyễn Văn Hầu - Nghiên cứu địa bạ triều Nguyễn: tỉnh An Giang-Nguyễn Đình Đầu - Daniel Marvin - Expendable Elite - http://www.ExpendableElite.com - Ronald C. Wood - Vietnam: Remembrances of a Native American Soldier - Wikipedia: http://vi.wikipedia.org/wiki/An_Ph%C3%BA,_An_Giang - Procès-verbaux du Conseil colonial : session... / Cochinchine française - Annuaire général de l'Indo-Chine française ["puis" de l'Indochine]
edited Jan 13 '19 lúc 3:28 pm

Bản đồ kế hoạch sử dụng đất huyện An Phú tỉnh An Giang

http://sotainguyenmt.angiang.gov.vn/KeHoachSDD_ChiTiet.aspx?IdH=AP&IdX=2018

Bản đồ kế hoạch sử dụng đất huyện An Phú tỉnh An Giang

Bản đồ kế hoạch sử dụng đất huyện An Phú tỉnh An Giang

### Bản đồ kế hoạch sử dụng đất huyện An Phú tỉnh An Giang [url]http://sotainguyenmt.angiang.gov.vn/KeHoachSDD_ChiTiet.aspx?IdH=AP&IdX=2018[/url] [url=https://www.i.imgur.com/upv7AUN.jpg]Bản đồ kế hoạch sử dụng đất huyện An Phú tỉnh An Giang[/url] ![Bản đồ kế hoạch sử dụng đất huyện An Phú tỉnh An Giang](https://i.imgur.com/upv7AUN.jpg)
edited Mar 11 '18 lúc 5:24 pm

Bản đồ quy hoạch sử dụng đất thị trấn An Phú huyện An Phú tỉnh An Giang

http://sotainguyenmt.angiang.gov.vn/QHSDDat.aspx?IdH=AP&IdX=TTAnPhu

Bản đồ quy hoạch sử dụng đất thị trấn An Phú huyện An Phú tỉnh An Giang

Bản đồ quy hoạch sử dụng đất thị trấn An Phú huyện An Phú tỉnh An Giang

### Bản đồ quy hoạch sử dụng đất thị trấn An Phú huyện An Phú tỉnh An Giang http://sotainguyenmt.angiang.gov.vn/QHSDDat.aspx?IdH=AP&IdX=TTAnPhu [url=https://www.i.imgur.com/VudTT87.png]Bản đồ quy hoạch sử dụng đất thị trấn An Phú huyện An Phú tỉnh An Giang[/url] [Bản đồ quy hoạch sử dụng đất thị trấn An Phú huyện An Phú tỉnh An Giang](https://i.imgur.com/ydudoz0.jpg)
edited Mar 11 '18 lúc 5:29 pm

Bản đồ quy hoạch sử dụng đất thị trấn Long Bình huyện An Phú tỉnh An Giang

http://sotainguyenmt.angiang.gov.vn/QHSDDat.aspx?IdH=AP&IdX=TTLongBinh

Bản đồ quy hoạch sử dụng đất thị trấn Long Bình huyện An Phú tỉnh An Giang

### Bản đồ quy hoạch sử dụng đất thị trấn Long Bình huyện An Phú tỉnh An Giang http://sotainguyenmt.angiang.gov.vn/QHSDDat.aspx?IdH=AP&IdX=TTLongBinh ![Bản đồ quy hoạch sử dụng đất thị trấn Long Bình huyện An Phú tỉnh An Giang](https://i.imgur.com/bcM0n4b.jpg)
edited Mar 11 '18 lúc 5:39 pm

Bản đồ quy hoạch huyện An Phú

http://thongtincanthiet.angiang.gov.vn/View/bandohuyen.aspx?iddonvi=81

Thông tin quy hoạch bổ ích, kết hợp với bản đồ vệ tinh Google.

# Bản đồ quy hoạch huyện An Phú http://thongtincanthiet.angiang.gov.vn/View/bandohuyen.aspx?iddonvi=81 Thông tin quy hoạch bổ ích, kết hợp với bản đồ vệ tinh Google.
22.61k
4
1
xem trước trực tiếp
nhập ít nhất 10 ký tự
Cảnh báo: You mentioned %MENTIONS%, but they cannot see this message and will not be notified
Đang lưu...
Đã lưu
Trạng thái
With đã chọn deselect posts xem các bài viết đã chọn
All posts under this topic will be đã xóa ?
Đang còn lưu nháp ... Click để sửa đổi lại
Xóa lưu nháp